Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những điều cần biết về rối loạn nhận thức

Ngày 15/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rối loạn nhận thức thường bắt đầu một cách âm thầm nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ tiến triển và cản trở đáng kể chất lượng cuộc sống. Vậy thế nào là rối loạn nhận thức? Những điều gì cần biết về rối loạn nhận thức?

Rối loạn nhận thức là một trong những tình trạng tâm thần đầy phức tạp, thường xuất hiện một cách âm thầm nhưng có thể dần dần tiến triển, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hiểu rõ về những rối loạn nhận thức khác nhau, triệu chứng tương ứng và lựa chọn điều trị là điều rất quan trọng.

Các loại rối loạn nhận thức

Rối loạn nhận thức là một phần của rối loạn nhận thức thần kinh. Rối loạn nhận thức bao gồm những tình trạng làm suy giảm nhận thức của cá nhân một cách đáng kể, đến mức người mắc không thể hoạt động bình thường trong xã hội nếu không có sự can thiệp. Dưới đây là một số rối loạn nhận thức phổ biến:

  • Chứng mất trí nhớ: Chứng rối loạn này làm suy giảm khả năng ghi nhớ, thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là bệnh Alzheimer. Bệnh Alzheimer là một trong những bệnh rối loạn nhận thức phổ biến nhất.
  • Rối loạn phát triển: Chứng rối loạn này ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm thần và kỹ năng xã hội ở trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Rối loạn kỹ năng vận động: Người bị chứng rối loạn này gặp khó khăn trong việc thực hiện các kỹ năng vận động cơ bản như đi lại, việc sử dụng cơ bắp hoặc thậm chí việc cầm nắm bút.
nhung-dieu-can-biet-ve-roi-loan-nhan-thuc-3
Người cao tuổi khi mắc chứng rối loạn nhận thức sẽ dễ bị giảm khả năng vận động ở tay
  • Suy giảm nhận thức: Chứng rối loạn này làm suy giảm chức năng nhận thức tổng thể bao gồm cả khả năng tư duy, lập kế hoạch và ra quyết định.

Nguyên nhân gây ra rối loạn nhận thức

Rối loạn nhận thức không bắt nguồn từ một nguyên nhân mà thường là kết quả của sự kết hợp giữa nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố bao gồm:

  • Yếu tố nội tiết tố: Mất cân bằng các hormone nội tiết tố trong cơ thể mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của thai nhi.
  • Yếu tố di truyền: Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong một số trường hợp. Những người có người thân bị rối loạn nhận thức có nguy cơ cao hơn.
  • Yếu tố môi trường: Môi trường sống và dinh dưỡng đúng cách trong giai đoạn phát triển trẻ em có thể ngăn ngừa rối loạn nhận thức từ việc phát triển.
  • Lạm dụng chất gây nghiện và chấn thương thể chất: Sử dụng quá nhiều ma túy, rượu hoặc chấn thương thể chất có thể gây tổn thương vùng não quản lý chức năng nhận thức, từ đó dẫn đến rối loạn nhận thức.

Rối loạn nhận thức là một thách thức lớn đối với cá nhân và gia đình của họ. Sự hiểu biết về nguyên nhân và các loại rối loạn nhận thức, cùng với lựa chọn điều trị thích hợp, có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của những người bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu của rối loạn nhận thức

Dấu hiệu của rối loạn nhận thức có thể thay đổi tùy theo từng loại rối loạn cụ thể, nhưng một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Lú lẫn: Người bị rối loạn nhận thức có thể trở nên lú lẫn, khó tập trung vào nhiệm vụ hoặc hoạt động hàng ngày.
  • Phối hợp vận động kém: Khả năng tổ chức và điều phối các chuyển động cơ thể bị suy giảm, dẫn đến sự không linh hoạt và thiếu thăng bằng.
  • Mất trí nhớ: Mất khả năng nhớ thông tin, cả ngắn hạn và dài hạn, là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn nhận thức.
  • Không nhận ra người quen: Người bị rối loạn nhận thức có thể không nhận ra người thân quen, bạn bè hoặc người thân trong gia đình.
  • Suy giảm khả năng phán đoán: Khả năng đánh giá tình huống và đưa ra quyết định có thể bị suy giảm.
nhung-dieu-can-biet-ve-roi-loan-nhan-thuc-1
Triệu chứng suy giảm khả năng phán đoán khi bị rối loạn nhận thức

Ngoài ra người bị mắc chứng rối loạn nhận thức cũng sẽ bị ảnh hưởng đến cảm xúc và thể chất bao gồm:

  • Cảm xúc không ổn định: Sự mất cân bằng trong cảm xúc là một trong những triệu chứng phổ biến. Người bệnh có thể trải qua cảm xúc không kiểm soát, gây khó khăn cho người thân và bạn bè.
  • Sự thay đổi trong thể chất: Rối loạn nhận thức thường biểu hiện qua triệu chứng thể chất. Người bị ảnh hưởng có thể choáng váng, mắt đờ đẫn và thể hiện sự thiếu thăng bằng trong cử động cơ thể.

Phương pháp điều trị rối loạn nhận thức

Rối loạn nhận thức là một vấn đề phức tạp và việc điều trị chúng đòi hỏi sự hiểu biết và thảo luận cụ thể với bác sĩ chuyên gia.

nhung-dieu-can-biet-ve-roi-loan-nhan-thuc-2
Thăm khám bác sĩ để được giải thích về các triệu chứng của bản thân và chẩn đoán bệnh

Có nhiều phương pháp điều trị và can thiệp khác nhau để giúp người bị rối loạn nhận thức. Dưới đây là một số phương pháp thông dụng:

  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể được sử dụng để giúp cải thiện triệu chứng rối loạn nhận thức. Các loại thuốc như Aricept, Razadyne và Exelon có thể tăng cường hoạt động của dẫn truyền thần kinh. Memantine là một loại thuốc khác hoạt động theo một cách khác để cải thiện trí nhớ và khả năng học tập.
  • Trị liệu: Tập trung vào việc dạy bệnh nhân các chiến lược để giảm thiểu ảnh hưởng của suy giảm nhận thức đối với cuộc sống hàng ngày. Điều này có thể bao gồm việc học cách quản lý nhiệm vụ hàng ngày và tối ưu hóa chất lượng cuộc sống.
  • Phương pháp tiếp cận môi trường: Thay đổi môi trường xung quanh người bị rối loạn nhận thức có thể giúp họ tập trung và giảm bớt bối rối. Giảm tiếng ồn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung và thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày.
  • Phương pháp điều trị trị liệu nhận thức: Các phương pháp điều trị nhận thức tập trung vào việc giúp người bệnh cải thiện nhận thức và khả năng quản lý triệu chứng. Chúng có thể bao gồm việc cung cấp các bài tập thực hành để tăng cường tri thức.

Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu rõ nhưng điều cần biết về rối loạn nhận thức. Khi có dấu hiệu bất thường về nhận thức, bạn nên tìm gặp bác sĩ tâm lý để được chia sẻ và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm