Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Những điều cần lưu ý để phòng tránh phỏng ở trẻ em

Ngày 17/11/2017
Kích thước chữ

Phỏng ở trẻ em là điều rất hay xảy ra và có thể từ bất kỳ lý do gì. Vì vậy, phòng tránh phỏng ở trẻ em cha mẹ cần nắm rõ và tiến hành các biện

Phỏng ở trẻ em là điều rất hay xảy ra và có thể từ bất kỳ lý do gì. Vì vậy, phòng tránh phỏng ở trẻ em cha mẹ cần nắm rõ và tiến hành các biện pháp sơ cứu cần thiết nếu gặp tình huống này.

Các mức độ phỏng ở trẻ em thường gặp

+ Phỏng độ I: Da đỏ lên, chỉ ảnh hưởng đến lớp da ở nông nhất, vết bỏng lành nhanh nhưng da bị tổn thương có thể tróc ra sau đó vài ngày. Rám nắng được xếp vào loại bỏng độ 1.

+ Phỏng độ 2: Da bị tổn thương sâu hơn, tạo bóng nước. Tuy nhiên một phần chân bì (phần sâu của da) vẫn còn nên da có thể tái tạo lại được. Vì vậy, bỏng độ 2 thường lành, không để lại sẹo, trừ khi diện tích bỏng quá rộng.

+ Phỏng độ 3: Huỷ hoại toàn bộ bề dầy của da. Vùng da bỏng có màu trắng hoặc cháy sém.

+ Phỏng độ 4: Tổn thương gân, cơ, xương, khớp, mạch máu thần kinh, sụn khớp và có khi bụng hoặc ngực cũng bị bỏng.

Những điều cần lưu ý để phòng tránh phỏng ở trẻ em

Phỏng ở trẻ có nhiều mức độ khác nhau

Vậy làm gì khi trẻ bị phỏng, cách phòng tránh phỏng ở trẻ em, cách sơ cấp cứu khi bị phỏng, điều cần lưu ý để tránh tai nạn phỏng cho trẻ?

Cha mẹ cần làm gì khi phát hiện trẻ bị phỏng?

Việc xử trí vết phỏng ban đầu tốt giúp ích rất nhiều cho việc điều trị sau này cho bé. Vì vậy, khi bé bị phỏng, cha mẹ cần phải bình tĩnh, tiến hành các biện pháp sơ cứu cần thiết như sau:

– Loại bỏ ngay các tác nhân gây phỏng:

+ Lửa cháy dập lửa bằng nước

+ Nếu bị bỏng điện giật thì cắt ngay nguồn điện, dùng cây gỗ để gạt bỏ dây điện, kéo nạn nhân ra xa nguồn điện.

+ Nếu tác nhân gây phỏng là thức ăn nóng, nước sôi phải cởi bỏ ngay quần áo nạn nhân, rửa trôi thức ăn còn bám trên da.

  • Ngâm rửa vết phỏng vào nước lạnh càng sớm càng tốt sẽ hạn chế được bỏng sâu.
  • Băng ép tạm thời vết bỏng bằng gạc, vải mùng, vải sạch để hạn chế vết thương nhiễm khuẩn, phù nề, giảm đau.
  • Không được đắp bất cứ thứ gì lên vết phỏng (nước mắm, kem đánh răng,…) vì dễ gây nhiểm trùng sau đó. Ngoài ra, các hóa chất lạ sẽ có tác dụng làm hư hại thêm vùng mô bị phỏng vốn đã mất đi hàng rào bảo vệ là làn da bình thường.
  • Nếu bé quá đau đớn thì có thể cho bé uống thuốc giảm đau paracetamol (biệt dược Hapacol 150, Hapacol 250 hoặc Efferalgan 150mg, 250mg) với liều từ 10-15mg/kg trước khi đưa đi.
  • Sau khi sơ cứu trẻ bị bỏng hãy đưa đến ngay bệnh viện để khám và điều trị.

Những điều cần lưu ý để phòng tránh phỏng ở trẻ em

Những điều cần lưu ý để phòng tránh phỏng ở trẻ em

Những điều cần lưu ý để phòng tránh phỏng ở trẻ

Ngoài ra để tránh các trường hợp phỏng xảy ra thì việc dự phòng tránh phỏng là hết sức cần thiết và nên được chú ý thường xuyên.

– Không để trẻ em chơi đùa gần bếp lửa, các ổ cắm điện.

– Không để xăng dầu, các chất dễ cháy ở nơi sinh hoạt.

– Các vật dụng có thể gây phỏng (ấm nước sôi, bình thủy, ổ điện,….) phải để xa tầm tay của trẻ.

Khi trẻ đã bị phỏng dù ít hay nhiều, đa số đều để lại di chứng và chấn thương tâm lý cho trẻ về sau. Do đó, phòng ngừa vẫn là cách tốt nhất hiện nay.

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin