Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng háo hức với việc chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé yêu. Tuy nhiên, có một số quan niệm về những điều kiêng kỵ khi mua đồ sơ sinh được lưu truyền trong dân gian khiến họ lo lắng. Vậy thực tế, những quan niệm này có đúng không?
Với các mẹ bầu, mua sắm đồ sơ sinh là một trong những công việc quan trọng và thú vị nhất trong quá trình chuẩn bị chào đón con yêu. Tuy nhiên, có những điều kiêng kỵ khi mua đồ sơ sinh khiến họ cảm thấy lo lắng. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn “giải mã” những điều kiêng kỵ dưới góc độ tín ngưỡng và góc độ khoa học nhé!
Trong nhiều nền văn hóa và tín ngưỡng, việc mua sắm đồ sơ sinh gắn liền với những điều kiêng kỵ. Chẳng hạn, trong văn hóa Á Đông, có những điều kiêng kỵ được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia về thời điểm mua đồ, màu sắc, họa tiết trên đồ cho trẻ sơ sinh, mua đồ mới hay đồ cũ thanh lý…
Người dân một số nước trước đây thường chờ đến sau khi sinh mới chuẩn bị đồ dùng cần thiết. Người dân một số nước châu Á ưu tiên chọn đồ màu đỏ hoặc vàng cho trẻ sơ sinh vì tin rằng chúng mang lại may mắn và sức khỏe. Trong khi đó, ở các nước phương Tây, màu sắc trung tính như trắng, xanh nhạt, hồng nhạt màu be, xám nhạt lại được ưa chuộng hơn.
Ngày nay, với sự giao thoa văn hóa và sự phát triển của xã hội, nhiều quan niệm và tín ngưỡng về việc mua sắm đồ sơ sinh đã dần thay đổi. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số quan điểm cũ về những điều kiêng kỵ khi mua đồ sơ sinh khiến các mẹ bầu cảm thấy bất an khi mua đồ sơ sinh cho con.
Trong dân gian vẫn lưu truyền quan điểm không mua đồ sơ sinh quá sớm trước khi em bé chào đời. Người dân của nhiều nước cho rằng việc mua sắm đồ sơ sinh trước sẽ dễ xảy điều không may mắn xảy đến với em bé, sắm đồ sơ sinh quá sớm có thể dẫn đến thai non, như câu thành ngữ “nói trước bước không qua”. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Nếu chờ sát ngày sinh mới mua đồ cho trẻ sơ sinh, mẹ bầu sẽ rất mệt mỏi và vất vả khi phải đi lại nhiều. Mua đồ sát ngày sinh mẹ sẽ không kịp giặt sấy thơm tho trước khi em bé chào đời vì có thể em bé sẽ ra đời sớm hơn ngày dự sinh.
Từ tháng thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ thời điểm thích hợp để bắt đầu mua sắm đồ sơ sinh. Lúc này, thai kỳ đã ổn định hơn, cho phép mẹ có thể biết được giới tính của bé và dễ dàng hơn trong việc chọn lựa quần áo và di chuyển. Nếu mua đồ trong giai đoạn quá sớm, thai nhi vẫn còn nhỏ và chưa thể xác định giới tính một cách chính xác, khiến ba mẹ gặp khó khăn khi chọn lựa quần áo dành cho bé. Bên cạnh đó, thời gian này đòi hỏi sự nghỉ ngơi và chăm sóc cơ bản nhiều nhất để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Có nhiều quan niệm là xin quần áo cũ để lấy vía cho bé mau ăn chóng lớn, hoặc đơn giản là để tiết kiệm chi phí mua sắm. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian, hoàn toàn không có căn cứ khoa học. Việc sử dụng quần áo cũ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về da cho trẻ, kích ứng, viêm da, mẩn đỏ vì quần áo đã mặc nhiều lần và lâu ngày dễ tích tụ vi khuẩn, nấm mốc gây hại. Một số loại vải cũ sau khi giặt nhiều lần sẽ bị khô cứng, nhăn nheo gây khó chịu cho làn da nhạy cảm của trẻ.
Vì vậy, nếu kinh tế gia đình không quá khá giả thì bố mẹ hãy chọn cho con những sản phẩm có giá thành phải chăng và chỉ mua vừa đủ dùng thay vì sử dụng lại đồ cũ nhé. Ngoài ra, nếu không có khả năng mua đồ mới các mẹ hãy xin quần áo rõ nguồn gốc hoặc xin của những người trong gia đình. Nếu có điều kiện hãy mua hoàn toàn quần áo mới cho trẻ.
Một trong những điều kiêng kỵ khi mua đồ sơ sinh mà bạn nên cân nhắc là tránh mua đồ có họa tiết mang đến cảm giác sợ hãi, bạo lực như quái vật, vũ khí… Những họa tiết dễ thương như động vật, hoa lá sẽ tạo cảm giác vui vẻ và tò mò khám phá cho bé nên là lựa chọn ưu tiên. Ngoài ra, các đồ vật có màu sắc tươi sáng, bắt mắt, kích thích thị giác cũng phù hợp hơn với trẻ so với các đồ tối màu.
Kinh nghiệm mua đồ sơ sinh là bạn nên tránh mua đồ có chất liệu không an toàn (chất liệu tổng hợp, chứa hóa chất độc hại). Những chất liệu này có thể gây kích ứng da, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Lựa chọn loại vải an toàn là ưu tiên chất liệu tự nhiên, thân thiện với làn da như cotton, bamboo, linen nên được mẹ ưu tiên lựa chọn.
Việc mua sắm đồ sơ sinh nguồn không rõ nguồn gốc cũng là điều cần tránh. Cha mẹ nên chọn mua đồ từ các cửa hàng uy tín trên thị trường, các thương hiệu đã được kiểm chứng.
Lập danh sách trước khi mua là việc làm cần thiết giúp các mẹ tiết kiệm thời gian lựa chọn đồ cho bé, đồng thời hạn chế tình trạng mua trùng với những món được người thân, bạn bè tặng từ trước dẫn đến việc lãng phí, tốn kém.
Bạn nên hạn chế việc mua quá nhiều quần áo có cùng một kích cỡ vì trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh, đặc biệt là trong 6 tháng chào đời. Vì vậy, các mẹ nên một vài bộ size nhỏ nhất, còn lại có thể là các size lớn hơn để đảm bảo bé có đủ quần áo khi tăng cân và phát triển. Việc mua quần áo rộng rãi cũng có lợi cho sự phát triển và thoải mái của bé.
Một số đồ cá nhân như bình sữa, núm ti, khăn sữa… chúng ta không nên dùng lại để đảm bảo an toàn cho trẻ. Bạn nên mua bình sữa cho trẻ sơ sinh cùng núm ti mới hoàn toàn. Còn một số đồ như máy hâm sữa, máy tiệt trùng, áo khoác ngoài… bé có thể dùng lại bình thường sau khi chúng được làm sạch đúng cách.
Việc mua sắm đồ sơ sinh không chỉ là chuẩn bị vật chất cho sự chào đời của bé yêu mà còn là sự chuẩn bị về mặt tinh thần, một thú vui dành cho người mẹ. Bằng cách lưu ý những điều kiêng kỵ và lựa chọn những sản phẩm phù hợp, mẹ bầu có thể yên tâm chào đón con yêu một cách trọn vẹn và hạnh phúc nhất.
Ngày nay, với sự giao thoa văn hóa và sự phát triển của xã hội, nhiều quan niệm và tín ngưỡng về việc mua sắm đồ dùng của trẻ sơ sinh đã dần thay đổi. Cha mẹ có xu hướng lựa chọn đồ dùng dựa trên sự tiện lợi, an toàn và tính thẩm mỹ hơn là theo những điều kiêng kỵ khi mua đồ sơ sinh được truyền miệng thiếu cơ sở khoa học.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.