Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mỗi đứa trẻ đều sẽ trải qua những giai đoạn biến đổi tâm sinh lý quan trọng trong cuộc đời. Nắm bắt được những giai đoạn hình thành tính cách của trẻ này sẽ giúp cho bố mẹ biết cách giáo dục con sao cho phù hợp hơn.
Vậy, những giai đoạn hình thành tính cách của trẻ là những giai đoạn nào? Bố mẹ nên làm gì để có thể giáo dục con một cách tốt nhất? Tất cả sẽ được giải đáp thật chi tiết ngay trong bài viết dưới đây, mời các bậc phụ huynh chú ý theo dõi.
Tính cách của trẻ được hiểu là những đặc điểm nội tâm, tính chất hướng trẻ suy nghĩ và thể hiện cảm xúc cũng như hành động, lời nói. Hay còn được hiểu theo cách khác là sự bao hàm thái độ, tâm trạng, ý kiến khi tương tác với người khác.
Việc trẻ phát triển đa dạng các đặc điểm tính cách như khả năng thấu hiểu, giao tiếp với mọi người, kiểm soát cảm xúc,... sẽ hỗ trợ trẻ xử lý tốt nhiều các tình huống khác nhau và gặt hái được nhiều thành công hơn thay vì việc chỉ tập trung vào một đặc điểm nhất định.
Theo đó, tính cách của trẻ hình thành khá sớm, một vài nét đặc trưng sẽ xuất hiện ngay từ khi trẻ vừa mới chào đời. Và dĩ nhiên, một vài những đặc điểm khác sẽ xuất hiện muộn hơn. Dưới đây sẽ là những giai đoạn hình thành tính cách của trẻ, bố mẹ hãy lưu tâm:
Trong năm đầu đời, trẻ thường chỉ có thể thể hiện cảm xúc của mình thông qua việc khóc, vì thế, bố mẹ sẽ cần phân biệt được tiếng khóc của trẻ trong những trạng thái khác nhau như khi mệt mỏi, đói hay khó chịu. Đây là khoảng thời gian mà mối quan hệ của trẻ với bố mẹ sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển tính cách do trẻ cần được người lớn thỏa mãn các nhu cầu theo bản năng. Mặc dù còn rất nhỏ nhưng trẻ đã có thể cảm nhận được cảm xúc thông qua giọng nói. Vì vậy bố mẹ hãy thật nhẹ nhàng khi nói chuyện với con, giúp con cảm nhận được tình yêu thương đồng thời hạn chế gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành tính cách trẻ.
1 đến 3 tuổi là khoảng thời gian trẻ có nhiều tương tác xã hội và trải nghiệm về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, trẻ vẫn sẽ chưa thực sự hiểu được các khái niệm tương tác và chia sẻ. Những sự cáu gắt, những cuộc tranh giành sẽ xuất hiện và chúng chỉ là công cụ giúp con giải tỏa cảm xúc. Tình trạng này hay còn được gọi là khủng hoảng tuổi lên 3. Vì vậy, phụ huynh không nên la mắng để kỷ luật trẻ trong giai đoạn này.
Trẻ bắt đầu cảm thấy tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh, vốn từ vựng của trẻ lúc này cũng tăng lên nhanh chóng.
Trong quá trình hình thành tính cách, các hoạt động vui chơi ngoài trời, trong nhà, việc học ăn, học nói, học vẽ sẽ làm tăng sự thích thú của con. Con có thể sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi để bố mẹ giải đáp.
Bố mẹ có thể thấy tính cách của trẻ đã có những bước thay đổi vượt bậc. Trẻ đã bắt đầu biết ghen tị với những người khác, vì vậy bố mẹ nên dạy trẻ biết cách lắng nghe, tôn trọng người lớn. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần dành nhiều thời gian hơn để chơi cùng con, giúp con học tập để con cảm nhận được nhiều tình yêu thương hơn.
Hầu hết, từ 6 đến 10 tuổi là khoảng thời gian trẻ đã hình thành được nhân cách, thói quen, nếp sống và có những hành vi tự ép mình vào các quy tắc xã hội mà bản thân chấp nhận được. Ngoài mối quan hệ ruột thịt, trẻ còn có thêm những mối quan hệ xã hội khác như với thầy cô hay bạn bè.
Tính cách của trẻ trong giai đoạn này sẽ thay đổi rất nhanh bởi trẻ đang trong độ tuổi dậy thì. Bên cạnh đó, diễn biến phát triển tâm lý của trẻ cũng khá phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều các yếu tố chủ quan và khách quan.
Trẻ thường có xu hướng dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá của mọi người xung quanh để nhìn nhận lại hành vi của chính mình, xem hành vi đó đã phù hợp với chuẩn mực đạo đức của gia đình và xã hội hay chưa.
15 đến 18 tuổi, trẻ đã có ý thức hơn về bản thân và có nhu cầu muốn khẳng định bản thân một cách mãnh liệt. Tuy nhiên, trẻ cũng sẽ rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh. Vì vậy, bố mẹ cần đặc biệt chú ý, không nên để trẻ cảm thấy quá tự ti, mặc cảm.
Có 5 nhóm tính cách được hình thành thường thấy ở trẻ bao gồm: Nhóm trẻ hướng ngoại (hòa đồng, quyết đoán, tích cực), nhóm trẻ nhạy cảm (dễ bị cảm xúc chi phối, dễ gặp tiêu cực, thậm chí là mắc các bệnh tâm lý nguy hiểm như rối loạn lo âu, trầm cảm,... nếu không biết cách kiểm soát cảm xúc), nhóm trẻ tận tâm (tỉ mỉ, chu đáo, biết lắng nghe), nhóm trẻ thích trải nghiệm (yêu thích sự thú vị, không ngại mọi thử thách) và nhóm trẻ dễ tính (dễ dàng kết nối với mọi người). Mỗi nhóm tính cách đều sẽ tồn tại những mặt ưu và nhược điểm khác nhau, bố mẹ cần chú ý để nuôi dạy trẻ sao cho phù hợp.
Lắng nghe và thấu hiểu luôn là việc quan trọng, cần thiết trong việc nuôi dạy con cái. Bố mẹ có thể hỏi con những câu hỏi như:
Để từ đó có thể hiểu thêm về con và giúp đỡ con kịp thời khi con cần.
Mỗi trẻ sẽ có những tính cách riêng, vì thế bố mẹ cần chấp nhận và bao dung tính cách của con, dù cho con có bướng bỉnh, khó bảo đi chăng nữa. Việc cố gắng thay đổi tính cách sẽ khiến cho con cảm thấy không được tôn trọng, tổn thương. Song, điều này sẽ không đồng nghĩa với việc trẻ có thể làm bất kỳ điều gì mà trẻ muốn.
Trong những năm tháng đầu đời, tính cách của con chính là hình ảnh phản chiếu của bố mẹ. Vì thế, muốn con trở thành người tốt, trước hết, bố mẹ cần làm gương, có những hành vi đúng mực để con học tập theo.
Trên đây là những giai đoạn hình thành tính cách của trẻ. Mỗi giai đoạn sẽ cần có những cách giáo dục khác nhau, điều quan trọng là bố mẹ hãy luôn chia sẻ, lắng nghe ý kiến và tôn trọng con, giúp đỡ con bất cứ khi nào con cần, không nên chăm sóc con quá tỉ mỉ hay quan tâm một cách quá mức. Chúc các bậc phụ huynh sẽ thành công trong việc nuôi dạy con trẻ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.