Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều loại thực phẩm khi được làm nóng bằng lò vi sóng có thể phát triển thành độc tố gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Lò vi sóng là đồ gia dụng phổ biến trong căn bếp của nhiều gia đình. Chúng tiện lợi bởi có khả năng rã đông, làm nóng thức ăn nhanh chóng, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, đặc biệt là trong thời buổi bận rộn như hiện nay.
Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm nếu bạn gia nhiệt bằng lò vi sóng có thể bị biến đổi và gây hại cho sức khỏe.
Trong gạo có chứa nhiều vi khuẩn kháng thuốc cao gọi là Bacillus cereus. Loại độc do vi khuẩn này sản sinh có thể gây nôn, tiêu chảy. Một số nghiên cứu đã chứng minh, nếu bạn nấu cơm trong lò vi sóng và để ở nhiệt độ phòng, Bacillus cereus có thể nhân lên và gây ngộ độc thực phẩm.
Vì vậy, để tránh gạo bị nhiễm độc, bạn hãy nấu cơm theo cách truyền thống là dùng nồi cơm điện hoặc dùng bếp lửa.
Nấm vốn là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng thì bạn không nên bỏ nấm vào lò vi sóng để làm chín hoặc hâm nóng, vì các chất dinh dưỡng bên trong sẽ biến đổi thành nhiều hợp chất gây khó tiêu trong dạ dày.
Bạn thường nghe nói đến việc không nên bỏ trứng sống vào lò vi sóng để làm chín vì trứng sẽ nổ tung. Nhưng kể cả khi đó là trứng luộc thì bạn vẫn không nên cho chúng vào lò hâm nóng, hơi nước tích tụ từ các phân tử nước gây ra sự tích tụ áp suất. Vì trứng có màng và vỏ mỏng nên chúng không giữ được tất cả áp suất. Điều này dẫn đến việc trứng bị nổ trong lò vi sóng, hoặc khi đã đặt lên đĩa, thậm chí là nổ ngay khi bạn cắn nó.
Dù cà rốt có thể được nấu chín hay làm nóng trong lò vi sống nhưng cà rốt sống, đặc biệt là chưa gọt vỏ, không được rửa đúng cách và còn cặn bẩn có thể tiềm ẩn nhiều cơ. Các khoáng chất trong đất có thể gây ra tia lửa trong lò, hay còn gọi là phóng điện hồ quang, gây hư hỏng lò nếu nó liên tục xảy ra.
Thịt đã chế biến sẵn hay thực phẩm đóng hộp vốn không mang lại giá trị dinh dưỡng cao vì nó chứa nhiều muối, chất phụ gia, hóa chất và chất bảo quản. Bức xạ vi sóng trong lò vi sóng còn làm thúc đẩy quá trình oxy hóa cholesterol trong đồ ăn khiến mức cholesterol của bạn có thể tăng lên, nguyên nhân gây ra các vấn đề tim mạch.
Cách an toàn nhất để bạn hâm nóng những loại thực phẩm này chính là dùng bếp.
Việc đông lạnh và trữ sữa mẹ để con uống dần đã quá quen thuộc với các bà mẹ bỉm sữa. Và việc rã đông sữa mẹ bằng lò vi sóng là cách tiết kiệm nhiều thời gian nhất. Nhưng nhược điểm của lò là không làm ấm bình sữa đồng đều, dễ tạo những điểm nóng gây bỏng miệng và cổ họng trẻ. Hơn nữa, chất lượng sữa cũng không được trọn vẹn như khi bạn hâm theo cách truyền thống và nhựa từ bình sữa được hâm nóng còn làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo phụ huynh nên trang bị máy hâm sữa chuyên dụng hoặc dùng bếp để hâm sữa cho trẻ.
Trái cây rất giàu vi chất dinh dưỡng nhưng nếu bỏ trái cây vào lò vi sóng sẽ khiến các chất này gần như mất hết.
Đặc biệt với những loại trái cây như nho, cả nho khô và nho tươi, lượng nhiệt trong lò tỏa ra sẽ khiến thực phẩm sinh nhiệt, tạo ra lửa gây cháy nổ nguy hiểm. Nho bị cháy cũng sẽ tạo ra nhiều khí plasma, khí độc này có thể làm hư hỏng các bộ phận bên trong của lò vi sóng.
Nếu bạn có ý định thử làm nóng nước bằng lò vi sóng thì hãy từ bỏ sớm nhé! Sóng điện từ trong lò vi sóng có thể làm nước bị quá mức nhiệt, các phân tử nước không ổn định và có thể gây sôi dữ dội, thậm chí là gây bổ.
Trong ớt có chứa một hàm lượng lớn chất capsacin. Khi chất này tiếp xúc với sóng điện từ trong lò vi sóng, nó bắt đầu bốc khói và dễ bị bắt lửa. Lửa và khói tỏa ra từ lò vi sóng có thể gây kích ứng da và cảm giác bỏng rát.
Khi muốn làm chín các loại rau xanh, bạn hãy dùng bếp hoặc lò nướng thay vì lò vi sóng. Vì các nitrat tự nhiên trong rau xanh rất tốt cho cơ thể có thể sẽ chuyển hóa thành chất gây ung thư.
Trần Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.