Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hạt chia là loại hạt rất tốt cho sức khoẻ và được người ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên không phải ai dùng hạt chia cũng tốt. Có những người không nên ăn hạt chia để tránh các tác dụng phụ gây hại cho cơ thể.
Trong những năm gần đây, hạt chia được nhiều người ưa thích bởi những lợi ích mà chúng mang lại. Việc bổ sung hạt chia vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày có thể giúp cải thiện sức khoẻ tổng thể. Tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt không được dùng hạt chia. Dưới đây là những người không nên ăn hạt chia để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc.
Hạt chia có kích thước nhỏ màu đen hoặc trắng có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Chúng thường được gọi là chia seeds hay hạt Salvia. Hạt chia có hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, chúng giàu chất xơ, đạm, axit béo omega 3 cùng các Vitamin và chất khoáng như: Canxi, sắt, Magie, phốt pho, kẽm, Vitamin B1, Vitamin B3.
Có những người không nên ăn hạt chia bởi chúng sẽ gây các tác dụng phụ không mong muốn, nhưng con số này rất ít. Đa số người khoẻ mạnh bình thường đều có thể sử dụng hạt chia đều đặn để cải thiện sức khỏe bản thân.
Một số lợi ích của hạt chia có thể kể đến như:
Không có thực phẩm nào là hoàn toàn lành tính và thích hợp cho tất cả mọi người. Hạt chia cũng vậy, nên một số đối tượng sau cần cẩn trọng khi sử dụng:
Lượng chất xơ trong hạt chia rất dồi dào nên khi dùng nhiều sẽ dễ gặp các vấn đề như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hay đau bụng. Các bệnh nhân mắc viêm ruột, viêm loét đại tràng khi uống hạt chia thì tình trạng thêm tồi tệ.
Những ai thích ăn hạt chia khô hay mắc phải chứng khó nuốt nên hạn chế dùng hạt chia. Bởi dù hạt chia có kích thước nhỏ nhưng khả năng nở của nó là rất lớn. Khi gặp nước, hạt sẽ phồng lên và trọng lượng có thể tăng 10 - 12 lần. Vậy nên dễ bị mắc kẹt trong cổ họng và có thể làm nghẹt thở.
Đối tượng hay bị dị ứng chính là người thuộc nhóm những người không nên ăn hạt chia. Khi cơ địa dễ dị ứng sẽ mẫn cảm với một hoặc nhiều thành phần có trong hạt chia. Khi lỡ uống phải, triệu chứng hay gặp là tiêu chảy, ngứa môi và lưới, nôn mửa thậm chí bị sốc phản vệ. Vậy nên tốt nhất trước khi quyết định dùng lâu dài hãy uống thử một chút để xem có hiện tượng lạ xuất hiện hay không.
Hạt chia chứa Omega 3 và chất này ngăn ngừa đông máu hiệu quả. Tuy nhiên với những ai đang phải dùng thuốc làm loãng máu hay vừa trải qua cuộc phẫu thuật hoặc có tiền sử máu khó đông thì không nên dùng hạt chia. Vì hạt chia sẽ làm tăng khả năng làm máu loãng, rất nguy hiểm cho tính mạng.
Hạt chia giúp giảm lượng đường trong máu đáng kể nhờ lượng chất xơ cao khiến quá trình hấp thụ đường trong máu chậm đi. Vậy nên người bị tiểu đường nên bổ sung hạt chia vào thực đơn hằng ngày. Nhưng với những ai dễ hạ đường huyết thì không nên dùng bởi sẽ làm trầm trọng bệnh, dễ bị chóng mặt hay mệt mỏi.
Bạn chỉ nên tiêu thụ hạt chia ở một lượng vừa phải mỗi ngày, tùy theo từng nhóm đối tượng dưới đây để tránh gặp phải những tác hại của hạt chia:
Bạn có thể chia số lượng hạt chia cần thiết mỗi ngày cho 3 bữa, không nhất thiết cùng một lúc sử dụng số lượng hạt chia như trên.
Bạn chỉ nên pha hạt chia bằng nước lạnh bởi omega-3 có trong hạt chia dễ bị phá hủy khi bị tác động bởi nhiệt độ cao. Nếu bạn thích uống nóng thì chỉ nên pha hạt chia với nước hơi ấm sau đó dùng ngay.
Ngoài pha với nước, để thêm phần ngon miệng, bạn cũng có thể cho hạt chia vào nước ép, nước chanh, sữa chua, sinh tố, trà để thưởng thức. Một số món ăn cũng có thể pha chế cùng hạt chia là bánh mì, súp, trứng chiên, salad,…
Trên đây là bài viết đề cập đến lợi ích của hạt chia cũng như những người không nên ăn hạt chia. Hy vọng đọc xong bài viết bạn có thể chủ động dùng hạt chia hợp lý để nâng cao sức khỏe bản thân.
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.