Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Từ xa xưa, lá sen đã được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay, y học hiện đại cũng sử dụng lá sen để sản xuất nhiều loại thuốc trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên có những người không nên uống nước lá sen.
Nước lá sen có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng nước lá sen. Nếu có ý định sử dụng loại nước lá này như một cách để trị bệnh, bạn nên tìm hiểu xem những người không nên uống nước lá sen nhé!
Cây sen là loại thực vật quen thuộc và gắn liền với người dân Việt Nam. Trước đây, sen thường mọc ở ao hồ, nhưng ngày nay, cây sen là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Mọi bộ phận của cây sen từ củ, hoa, hạt đến lá đều được sử dụng để làm thực phẩm, làm thuốc, làm trà... Và lá sen (hay liên diệp) từ xưa đã được các thầy thuốc Đông y sử dụng trong các bài thuốc chữa nhiều bệnh. Theo y học cổ truyền, lá sen có dược tính tốt nhất khi cây bắt đầu nở hoa. Lá sen sau khi thu hái chỉ cần làm sạch, phơi khô và cắt khúc ngắn là có thể sử dụng.
Trong Đông y, lá sen có tính bình, vị đắng và từ xa xưa đã được sử dụng làm vị thuốc chữa các bệnh như: Đau bụng, tiêu chảy, cảm nắng, xuất huyết, mất ngủ. Y học hiện đại nghiên cứu và phát hiện trong lá sen có các thành phần như:
Dù nước lá sen mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vẫn có những người không nên uống nước lá sen như:
Lá sen có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt. Điều này không tốt cho cơ địa phụ nữ mang bầu. Ngoài ra, uống nước lá sen có thể kích thích tăng nhu động ruột. Phụ nữ mang thai rất nhiều người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Nếu uống nước lá sen có thể khiến tình trạng này thêm tồi tệ. Thậm chí uống nước lá sen cũng khiến dạ con bị kích thích, điều này không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Những người đang trong chu kỳ kinh nguyệt bị mất máu, giảm khí huyết nên cơ thể cũng bị lạnh. Những loại nước có tính ấm như nước trà gừng, trà quế sẽ có lợi cho họ hơn loại nước có tính hàn như trà lá sen.
Người có cơ địa hàn lạnh cũng tương tự, không nên uống nước lá sen vì dễ gây tình trạng tim đập nhanh, khó ngủ. Uống ít sẽ không nhận thấy sự ảnh hưởng nhưng về lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe, có thể suy giảm ham muốn tình dục.
Người thể trạng gầy yếu, người suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy nên thay thế nước lá sen bằng các loại nước giàu dinh dưỡng khác. Uống nước lá sẽ tạo cảm giác no khiến họ giảm tiêu thụ thực phẩm. Lâu ngày sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng. Người mới ốm dậy hoặc người bị bệnh sẽ lâu phục hồi.
Người bị huyết áp thấp không nên uống nước lá sen bởi nước lá sen có tác dụng hạ huyết áp. Chúng sẽ khiến bệnh huyết áp thấp thêm nặng và khiến tim đập bất thường.
Trên đây bạn đã biết những người không nên uống nước lá sen. Nhưng ngoài việc xác định xem mình có thuộc nhóm đối tượng được uống nước lá sen hay không bạn cũng nên tìm hiểu những lưu ý khi uống nước lá sen:
Lá sen không bảo quản đúng cách dễ bị ẩm mốc. Vì vậy, nhiều người đã sử dụng sản phẩm tinh bột lá Bột Tinh Lá Sen Tươi OB giúp giảm mỡ máu thay cho lá sen tươi hoặc lá sen khô. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng lá sen cũng như có thêm thông tin về những người không nên uống nước lá sen. Hãy sử dụng những nguyên liệu một cách hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhé.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.