Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, độ tuổi lập gia đình và sinh con của một số phụ nữ có xu hướng khá muộn, do họ phải tập trung cho công việc, gia đình và những niềm vui riêng. Tuy nhiên việc lập gia đình và mang thai muộn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những nguy hiểm khi sinh con muộn cũng như độ tuổi mang thai lý tưởng nhất cho mẹ và bé.
Phụ nữ giữa 20 tuổi và đầu những năm 30 tuổi luôn có sức khỏe tốt hơn để mang thai và sinh con và khả sinh sản ở phụ nữ bắt đầu suy giảm ở độ tuổi 30, mức độ suy giảm càng tăng lên ở 5 năm tiếp theo. Vì vậy những lo ngại về việc mang thai muộn đối với sức khỏe của mẹ và bé cũng là đang vấn đề được nhiều người quan tâm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Người ta vẫn còn có nhiều cách nói khác nhau về độ tuổi thích hợp nhất để sinh con của người phụ nữ. Nếu mang thai quá sớm, cả ba và mẹ đều không thể tập trung cho công việc, chưa có đủ kinh nghiệm và kiến thức để sinh con cũng như chưa chuẩn bị đủ về tinh thần và tài chính khi làm cha mẹ. Ngược lại nếu bạn quyết định sinh con muộn khi bước qua tuổi 30, sức khỏe cũng bắt đầu suy giảm nhẹ cũng như chất lượng trứng cũng giảm cả về cả số lượng và chất lượng.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng nói về những rủi ro mẹ có thể gặp phải khi mang thai muộn, khi bước qua tuổi 30:
Ngoài ra mẹ cũng có nguy cơ sảy thai, đẻ non, đẻ khó, tiền sản giật, thai lưu khá cao, và tỉ lệ này càng tăng khi tuổi mang thai của mẹ càng cao. Sinh con càng muộn thì nguy cơ bị tăng huyết áp, tiền sản giật càng sẽ rất cao. Như được biết, tiến sĩ Amin Gorgy - chuyên gia tư vấn sinh sản và IVF thuộc Viện Sinh sản và phụ khoa Anh nói rằng độ tuổi vàng để mang thai ở phụ nữ khi họ trong độ tuổi 20 và đầu 30 và khuyến nghị các mẹ nên hoàn tất việc sinh con ở tuổi 35. Độ tuổi 40 là khá muộn cho việc mang thai và sinh con, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ sau này.
So với những nguy hiểm mẹ gặp phải khi mang thai muộn thì thai nhi trong bụng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng hơn. Một số rủi ro điển hình với con khi mẹ mang thai trong độ tuổi từ 35 tuổi trở đi gồm:
Những nghiên cứu cho rằng khi tuổi mang thai của mẹ cao thì sẽ dễ xảy ra những bất thường trong nhiễm sắc thể, rối loạn di truyền và sự phát triển của cơ thể liên quan đến ngón tay, ngón chân. Đặc biệt những rối loạn những cơ quan quan trọng trong cơ thể trẻ như não bộ, tim, đường ruột, gan, thận... cũng khá cao khi thai nhi sinh ra dễ bị thiếu oxy, sinh non, mắc các bệnh như tim bẩm sinh, tắc ruột,…
Nếu mẹ sinh con sau 40 tuổi thì con sinh ra mắc chứng tự kỷ tăng gấp 3 lần, tăng động - giảm khả năng chú ý tăng gấp 13 lần và rối loạn tâm thần cao gấp 2 lần.
Tỷ lệ sảy thai ở những phụ nữ sinh con trong tuổi 20 là khoảng 10%, và các bà mẹ mang thai từ 35 tuổi trở lên là khoảng 15 – 20% và tỉ lệ này sẽ càng tăng cao tỉ lệ thuận với số tuổi của mẹ. Đây là một số ví dụ điển hình cho những mẹ có sức khỏe yếu, mang thai lần 2, lần 3 do sức đề kháng và độ dẻo dai của cơ thể không đạt chuẩn. Theo những số liệu thống kê thì tỉ lệ mẹ sảy thai, thai lưu hoặc sinh non khi mang thai từ 35 tuổi trở đi cao hơn nhiều so với những phụ tuổi có thai trong thời gian vàng. Nguyên nhân cũng do sức khỏe của thai nhi yếu nên không thể bám trụ trong bụng mẹ.
Dù cho chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai và sinh con nhưng những mẹ mang thai muộn cũng khó sinh con trong điều kiện thường. Do lượng hormone nữ cũng có xu hướng giảm từ đó cũng hạn chế những khả năng sinh con của mẹ. Tình trạng chuyển dạ của mẹ cũng kéo dài hơn, theo 1 số thống kê từ bệnh viện phụ sản trung ương thì có khoảng 50% phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 40 phải đẻ mổ để bắt lấy thai.
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.