Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thuốc chống co thắt tử cung không chỉ hỗ trợ phụ nữ trong thời kỳ thai nghén mà còn mang đến nhiều lợi ích khác cho chị em. Tuy nhiên bên cạnh đó thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn đọc những tác dụng phụ của thuốc chống co thắt tử cung.
Khi mang thai chị em phụ nữ cần tránh tự ý sử dụng các loại thuốc trị liệu, đặc biệt là nhóm thuốc kháng sinh, nhóm thuốc tác động lên hệ thần kinh, nhóm thuốc chống co thắt tử cung. Việc dùng thuốc không đúng cách trong thai kỳ có thể gây ra nhiều nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ đi sâu vào phân tích những tác dụng phụ của thuốc chống co thắt tử cung.
Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị và ngăn chặn cơn co thắt tử cung ở phụ nữ. Dưới đây là một số loại thuốc chống co thắt tử cung phổ biến nhất:
Nifedipin là một loại thuốc được ưa chuộng với tác dụng giảm co tử cung, đứng đầu trong danh sách lựa chọn. Tuy nhiên, cần chú ý đến những trường hợp không nên sử dụng thuốc Nifedipin, bao gồm:
Salbutamol được xem xét là sự lựa chọn thay thế trong trường hợp người bệnh không bị chống chỉ định. Người dùng cần tránh việc sử dụng thuốc Salbutamol cùng lúc với Nifedipin bởi vì tác dụng của hai loại thuốc này có thể tương tác với nhau.
Những đối tượng sau không nên sử dụng thuốc chống co thắt tử cung Salbutamol:
Glyceryl Trinitrat (GTN) là một dạng nitrat hữu cơ. Khi được đưa vào cơ thể, nó trải qua quá trình chuyển hóa thành gốc oxyd nitric (NO), có khả năng làm cho cơ tử cung trở nên "yên lặng" trong suốt quá trình thai kỳ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, lĩnh vực y học vẫn chưa có đủ bằng chứng để chứng minh tính hiệu quả của việc sử dụng GTN trong việc ngăn chặn tình trạng dọa sinh non.
Thuốc Glyceryl Trinitrat thường có tác dụng mạnh mẽ trong khoảng 1 - 2 giờ sau khi sử dụng. Trong trường hợp người bệnh dùng miếng dán thì GTN giải phóng thuốc một cách đều đặn trong thời kỳ 24 giờ.
Thuốc Indometacin hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin. Bệnh nhân có thể xem xét sử dụng thuốc này trong thời gian ngắn để giảm co tử cung, đặc biệt là trong những trường hợp không thích hợp hoặc không phản ứng tích cực với các loại thuốc khác.
Mặc dù về lý thuyết, vẫn còn tranh cãi về nguy cơ gây cao áp phổi cho thai nhi và giảm chức năng thận khi sử dụng Indometacin ngắn hạn còn với trường hợp dùng lâu dài thì những ảnh hưởng này đã trở nên rõ ràng.
Các tác dụng phụ của thuốc chống co thắt tử cung Nifedipin không mong muốn có thể bao gồm triệu chứng đỏ bừng mặt, chóng mặt, nhịp tim tăng nhanh, giảm huyết áp, buồn nôn, đau đầu. Đặc biệt, những tác dụng này có thể xảy ra ở người có huyết áp bình thường, tăng men gan hoặc suy tim.
Khi sử dụng thuốc Nifedipin người bệnh cần thận trọng những điều sau:
Tác dụng phụ của thuốc chống co thắt tử cung Salbutamol phổ biến nhất là giảm huyết áp, tim đập nhanh, run tay, tăng đường huyết, phù phổi và giảm kali máu. Vì vậy, việc theo dõi đặc biệt là cần thiết khi sử dụng thuốc.
Khi sử dụng thuốc Salbutamol người bệnh cần thận trọng những điều sau:
Các tác dụng phụ của thuốc chống co thắt tử cung Glyceryl Trinitrate có thể bao gồm đau đầu, giảm huyết áp, kích thích da và nhịp tim tăng nhanh. Chính vì thế người bệnh cần tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định.
Khi sử dụng thuốc Glyceryl Trinitrate người bệnh cần thận trọng những điều sau:
Các tác dụng phụ của thuốc chống co thắt tử cung Indomethacin không mong muốn nhất chính là khi sử dụng Indomethacin trong thời gian dài ở phụ nữ mang thai sẽ gây thu hẹp hoặc làm tắc nghẽn ống động mạch của thai nhi. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến chức năng thận của thai nhi vô cùng nguy hiểm.
Khi sử dụng thuốc Indomethacin người bệnh cần thận trọng tránh sử dụng thuốc cho những trường hợp bị mắc bệnh loét dạ dày.
Trên đây là những thông tin tham khảo về các tác dụng phụ của thuốc chống co thắt tử cung mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ tới bạn. Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai, chị em phụ nữ nên tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng dẫn chính xác nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.