Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những thông tin cần biết về chứng viêm khớp xương vai

Ngày 26/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm khớp xương vai là một trong số những bệnh lý về xương khớp và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến viêm khớp xương vai sẽ giúp mỗi người chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.

Viêm khớp xương vai gây ra những triệu chứng gì và cách khắc phục ra sao? Những thông tin liên quan đến vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể qua bài viết sau. 

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp xương vai

Viêm khớp xương vai có thể là hệ quả của một số bệnh lý sau:

  • Viêm gân chóp xoay, thoái hóa gân, có thể có hoặc không có sự lắng đọng của canxi, có thể đứt, rách gân hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
  • Do chứng viêm bao hoạt dịch ở dưới mỏm cùng vai.
  • Viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay và viêm bao hoạt dịch.
Những thông tin cần biết về chứng viêm khớp xương vai1 Viêm khớp xương vai

Dấu hiệu của viêm khớp xương vai

Những triệu chứng của viêm khớp xương vai gồm có các triệu chứng đau đớn nghiêm trọng, các cơn đau này thường có xu hướng giảm mỗi khi vận động hoặc không thể vận động vai. Theo đó, bệnh thường phát triển qua ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đóng băng

Ở giai đoạn này, bạn sẽ thấy xuất hiện triệu chứng đau nhức. Khi va chạm, vai có cảm giác nhức. Những cơn đau này thường xuất hiện nhiều vào buổi tối và mỗi khi nằm nghiêng. Một khi cơn đau trở nên trầm trọng, vai sẽ được giảm cường độ vận động. Theo đó, sự đóng băng này thường kéo dài từ 6 tuần đến 9 tháng.

Giai đoạn 2: Đông cứng

Ở giai đoạn này, các triệu chứng đau nhức có thể có dấu hiệu được cải thiện. Tuy nhiên, tình trạng cứng vai vẫn còn. Do không được vận động nên các cơ vai có thể bắt đầu bị teo nhẹ. Trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng ở giai đoạn đông cứng, bạn sẽ rất khó khăn trong những hoạt động hàng ngày.

Giai đoạn 3: Tan băng

Sự chuyển động của vai dần có dấu hiệu được cải thiện ở trong giai đoạn “tan băng”. Theo đó, vai của bạn sẽ dần lấy lại được chuyển động và sức mạnh gần như bình thường sau khoảng thời gian từ 6 tháng đến 2 năm.

Phòng ngừa chứng viêm khớp xương vai

Để phòng ngừa chứng viêm khớp xương vai, bạn có thể thực hiện những phương pháp sau:

  • Tránh những động tác nâng tay lên cao hoặc các động tác buộc phải dạng quá mức.
  • Hạn chế các chấn thương tại vùng khớp vai.
  • Bệnh nhân cần phát hiện và thực hiện việc điều trị sớm đối với những trường hợp bị đau vai cấp và đau vai đơn thuần.
Những thông tin cần biết về chứng viêm khớp xương vai2 Viêm khớp xương vai gây ra những cơn đau nhức khó chịu

Biện pháp chẩn đoán viêm khớp xương vai

Để chẩn đoán viêm khớp xương vai, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện những phương pháp chẩn đoán như sau:

  • Siêu âm khớp vai: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm nhập rất có giá trị trong việc phát hiện những tổn thương tại các khớp vai.
  • Chụp X - quang khớp vai: Phim chụp khớp vai trong viêm khớp vai ở thể thông thường vốn không có sự thương tổn tại khớp vai và xương. Ở một số trường hợp, thông qua phương pháp này, bạn có thể thấy hình ảnh gián tiếp của chứng thoái hóa hoặc sự lắng đọng của canxi ở phần gân cơ ở trên vai.
  • Chụp khớp vai bằng MRI ghi hình khớp vai có bơm thuốc cản quang.
  • Chụp cộng hưởng từ nhằm chẩn đoán chính xác những sự tổn thương tại phần mềm ở khớp vai.
  • Nội soi khớp vai: Phương pháp này chỉ sử dụng khi cần can thiệp mà không chỉ định để thực hiện các chẩn đoán đơn thuần.

Điều trị viêm khớp xương vai

Để điều trị viêm khớp xương vai, bệnh nhân có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau như ngoại khoa, nội khoa, phục hồi chức năng, thực hiện vật lý trị liệu.

Điều trị nội khoa

Mục tiêu của việc điều trị nội khoa đó là chống viêm, giảm đau, duy trì sự vận động của khớp vai.

Theo đó, các phương pháp điều trị nội khoa thường được áp dụng là:

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Điển hình như thuốc giảm đau acetaminophen hay thuốc chống viêm không steroid.
  • Tiêm corticoid tại chỗ: Việc tiêm corticoid tại chỗ thường áp dụng cho thể viêm khớp xương vai thông thường và thể đau vai cấp tính. Dòng thuốc tiêm tại chỗ chỉ nên tiêm một lần duy nhất. Sau thời gian từ 3 đến 6 tháng, bệnh nhân có thể tiêm thêm nếu như cơn đau tái lại.
  • Chế độ sinh hoạt và vận động: Theo đó, bệnh nhân vẫn có thể thực hiện những hoạt động bình thường tại khớp vai bị đau nhưng tuyệt đối không nên làm những động tác vận động bất ngờ, đột ngột hoặc dừng động tác ở tầm vận động khi khớp đau.
  • Thực hiện vật lý trị liệu: Những phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng tăng cường sự lưu thông, tuần hoàn máu và các chất dinh dưỡng cho khớp vai.
Những thông tin cần biết về chứng viêm khớp xương vai3 Chữa viêm khớp xương vai bằng vật lý trị liệu

Điều trị can thiệp

Theo đó, bạn hoàn toàn có thể điều trị viêm quanh khớp vai bằng việc can thiệp thông qua nội soi. Phương pháp này thường được chỉ định khi gân cơ chóp xoay bị rách và đứt hoàn toàn.

Viêm khớp xương vai gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hoạt động của phần vai và cánh tay. Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng này, ngoài việc tuân thủ theo các phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để các triệu chứng bệnh nhanh chóng được thuyên giảm.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm