Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những thực phẩm gây ngộ độc cho trẻ em

Ngày 10/09/2020
Kích thước chữ

Nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm ở trẻ em là do ăn, uống phải những món ăn bị nhiễm độc, ôi thiu hoặc biến chất và những thực phẩm chứa sẵn độc tố. Cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chính dẫn đến tình trạng ngộ độc cho trẻ em qua bài viết dưới đây.

Hệ thống miễn dịch ở trẻ nhỏ phát triển chưa được hoàn thiện nên thường là nạn nhân của ngộ độc thực phẩm. Những thực phẩm chế biến không đúng cách hoặc mang sẵn độc tố có khả năng gây độc rất cao. Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường rất nặng ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Triệu chứng của bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm thường nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ bị mất điện giải, mất nhiều nước, trụy tim mạch.

Những thực phẩm gây ngộ độc

Thịt chưa nấu chín

Những thực phẩm gây ngộ độc cho trẻ em 1Nên nấu chín thịt để loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết hầu hết trong thịt gia cầm sống đều có chứa vi khuẩn Campylobacter, Salmonella, Clostridium perfringens và một số loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột khác. Trong thịt lợn sống cũng chứa các vi khuẩn Salmonella, E.coli, Yersinia... Những loại vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt khi nấu chín kỹ ở nhiệt độ cao. Vì vậy, bạn nên nấu thức ăn cho trẻ đến nhiệt độ cao nhất, chín kỹ để tiêu diệt vi khuẩn có thể gây ngộ độc.

Đồ uống bổ dưỡng

Theo các chuyên gia, trong các đồ uống bổ dưỡng thường được rất nhiều cha mẹ cho trẻ em dung có chứa chất cực độc Botulinum có thể gây ngộ độc ở trẻ em. Khi trẻ ăn phải thực phẩm bị nhiễm bào tử C. Botulinum thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong ruột, phát triển và sản sinh ra độc tố gây hại cơ thể ở trẻ em thường gặp từ 2 - 8 tháng tuổi.

Sữa tươi chưa tiệt trùng

Những thực phẩm gây ngộ độc cho trẻ em 4Sữa tươi chưa qua tiệt trùng có thể mang vi khuẩn gây hại cho cơ thể trẻ nhỏ

Sữa tươi chưa qua tiệt trùng có thể mang vi khuẩn gây hại cho cơ thể trẻ nhỏ. Chúng chứa các vi khuẩn gây bệnh như Campylobacter, Cryptosporidium, E.coli, Listeria và Salmonella. Mặc dù, bệnh nhiễm trùng Listeria rất hiếm khi mắc phải khi uống sữa tươi chưa tiệt trùng nhưng chúng lại đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. 

Khoai tây

Trong lớp ngoài của củ khoai tây có chứa nhiều thành phần độc tố solanine có thể gây ngộ độc ở trẻ em. Những củ còn non có màu xanh lá cây, có nhiều đốm đen hoặc đã mọc mầm đều chứa rất nhiều chất có độc tính rất cao. Nên trẻ em ăn phải dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Mật ong

Một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất là dùng mật ong rơ lưỡi. Mật ong có thể dùng để chữa nhiều bệnh cho trẻ nên nhiều cha mẹ vẫn dùng để rơ miệng, lưỡi hay trộn chung với các món ăn thay đường giúp trẻ ăn ngon miệng. Tuy nhiên các bào tử vi khuẩn Botulinum có thể tìm thấy trong mật ong. Với những trẻ dưới 1 tuổi không nên cho dùng mật ong. Bởi hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu và chưa hoàn thiện, chức năng giải độc của gan cũng hạn chế nên không diệt được bào tử Botulinum gây độc. Mặc dù ngộ độc thực phẩm do Botulinum rất hiếm gặp nhưng vẫn cần thận trọng. Trẻ trúng độc do mật ong gây ra sẽ xuất hiện táo bón 1 – 3 tuần, sau liệt cơ, khóc yếu, bú kém kèm khó thở. 

Rau mầm

Đa số các loại rau mầm đều phải trồng trong môi trường ấm và đây chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển. Do nước tưới không sạch, có chứa vi khuẩn E.Coli, nó có thể gây tiêu chảy nhẹ hoặc một số bệnh về đường tiêu hóa khác. Và do một số trường hợp sử dụng dung dịch phân đạm (nitrat) hoặc chất kích thích sinh trưởng tưới để cho lớn nhanh và chúng vẫn còn tồn đọng ở thân, lá cây, trong khi bình thường cây sẽ lớn lên nhờ chất dinh dưỡng tích lũy trong hạt. Ngoài ra, nguy cơ ngộ độc rau mầm còn có thể đến từ chính đặc tính sinh học của loại hạt giống này. Rau mầm khi được nấu chín kỹ sẽ loại bỏ được các các mầm bệnh có hại. Vì vậy, hãy nấu chín kỹ trước khi cho trẻ ăn chúng.

Da và trứng cóc

Những thực phẩm gây ngộ độc cho trẻ emKhông nên cho trẻ ăn da và trứng cóc

Thịt cóc chứa rất nhiều đạm, dùng để làm ruốc và nấu cháo cho bé. Nhưng ngược lại da và trứng của cóc chứa chất cực kỳ độc. Trong quá trình chế biến, nếu không cẩn thận để chất độc ở da và trứng lẫn vào với thịt cóc thì trẻ ăn sẽ bị khó chịu, đau bụng, nôn mửa, dẫn đến hôn mê, thậm chí có thể tử vong.

Củ dền

Củ dền là một loại rau bổ dưỡng có chứa hàm lượng nitrat cao. Trẻ em khi ăn củ dền quá nhiều và trong nhiều ngày gây ra methemoglobin máu. Hiện tượng này làm cơ thẻ trẻ tím tái, ngạt thở, nghiêm trọng hơn dẫn đến tử vong.

Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em

Buồn nôn: Sau khi trẻ phải ăn thực phẩm nhiễm khuẩn trẻ có thể buồn nôn, nôn ngay sau vài phút, vài giờ hoặc lâu hơn. Nôn nhiều trên 5 lần.

Đau bụng, đi ngoài: Trẻ đi ngoài nhiều trên 5 lần, dạng lỏng, có thể lẫn máu…

Sốt: Một số trường hợp trẻ ngộ độc thực phẩm có thể số cao trên 38 độ C.

Cha mẹ cần lưu ý khâu chọn thực phẩm cho bé, cần tránh những thực phẩm nêu trên và chọn thực phẩm còn tươi mới để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trẻ em.

 Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin