Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những thuốc trị tổ đỉa á sừng nhanh chóng và hiệu quả

Ngày 04/05/2022
Kích thước chữ

Tổ đỉa á sừng là tình trạng da tổn thương mạn tính gây nên khô, nứt nẻ, mụn nước, ngứa ngáy dữ dội thường xuất hiện ở bàn ngón tay và chân. Vậy cụ thể bệnh này có nguy hiểm hay không, có những thuốc trị tổ đỉa á sừng nào? Mời bạn đọc tham khảo thông tin sau!

Tổ đỉa á sừng là bệnh lý thuộc chuyên ngành da liễu, các bệnh lý da liễu nói chung không gây nguy hiểm tính mạng nhưng khiến người bệnh khó chịu và có cảm giác mất tự tin. Vậy làm cách nào điều trị bệnh lý này hiệu quả? Thuốc trị tổ đỉa á sừng nào được đánh giá tốt nhất hiện nay?

Bệnh tổ đỉa á sừng là bệnh gì?

Bệnh tổ đỉa á sừng hay bệnh tổ đỉa và bệnh á sừng đều là những bệnh lý thuộc nhóm viêm da cơ địa, tổn thương trên da mỗi loại là khác nhau nhưng thuốc trị tổ đỉa á sừng là tương tự như nhau. Bệnh tổ đỉa được đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ ở lòng bàn tay, đáy bàn chân. Các mụn nước có kích thước từ 1 đến 2mm, chúng thường tái phát nhiều đợt.

Á sừng là thuật ngữ để miêu tả các bệnh lý khô da, nứt da và bong da ở bàn tay, bàn chân, đặc biệt vùng gót chân, thường xuất hiện vào mùa đông, có diễn biến dai dẳng, hay tái phát.

Những thuốc trị tổ đỉa á sừng nhanh chóng và hiệu quả 1 Tổ đỉa á sừng bàn tay gây ngứa ngáy, khó chịu

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa á sừng

Nguyên nhân bệnh tổ đỉa á sừng nay còn chưa rõ. Các yếu tố kích hoạt bệnh có thể gồm:

  • Các chất gây dị ứng.
  • Căng thẳng về mặt thể chất hay tinh thần.
  • Rửa tay thường xuyên hoặc tiếp xúc nhiều với kim loại.
  • Yếu tố di truyền và có cơ địa da dị ứng tiếp xúc.
  • Mùa đông (khi khí hậu lạnh, khô).
  • Tiếp xúc các chất tẩy rửa hàng ngày như nước xả vải, xà phòng, bột giặt, dầu gội đầu, kem hóa dược bôi da...
Tổ đỉa á sừng bàn tay gây ngứa ngáy, khó chịu 2 Cơ chế miễn dịch trong dị ứng góp phần gây bệnh cảnh tổ đỉa á sừng

Vậy bệnh tổ đỉa á sừng có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, tổ đỉa á sừng là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, dù bệnh có thể tái phát nhiều lần, khó điều trị dứt điểm. Tuy vậy, nếu căn bệnh tổ đỉa á sừng này không điều trị tốt có thể tiến triển nặng. Bệnh sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Khi tổn thương lan rộng, các nốt mụn nhỏ sẽ diễn tiến to dần, phồng rộp và có thể vỡ nước gây đau rát. Nếu không được xử lý phù hợp với tình trạng bệnh có thể gây nhiễm trùng. Bệnh gây ảnh hưởng như:

  • Gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới tâm lý: Vùng da tổn thương sần sùi, đổi màu và bong tróc. Điều này khiến người bệnh cảm thấy rất tự ti trong sinh hoạt, đời sống và giao tiếp hàng ngày khiến hiệu quả làm việc giảm sút.
  • Khó khăn khi cầm nắm, di chuyển: Những trường hợp tổ đỉa ở bàn tay, bàn chân sẽ khiến người bệnh thấy khó khăn trong việc đi lại vì sự cọ xát nhiều sẽ khiến chúng bị vỡ ra, sưng lên, viêm và dễ nhiễm khuẩn nếu không vệ sinh đúng cách.
  • Nguy cơ bị bội nhiễm: Khi cào gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng tổn thương sẽ khiến các mụn nước vỡ ra. Vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn vào sâu bên trong gây bội nhiễm...

Vì vậy, khi phát hiện bản thân có các dấu hiệu của bệnh, việc khám bệnh diễn ra càng sớm càng tốt.

Thuốc trị tổ đỉa á sừng theo Tây y

Sử dụng thuốc trị tổ đỉa á sừng giúp kiểm soát triệu chứng, hạn chế các nguy cơ bội nhiễm và ngăn tổn thương lan rộng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ kê đơn và sử dụng một số loại thuốc như sau:

  • Corticosteroid: Một số loại thuốc mỡ và kem corticosteroid có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn hình thành các mụn nước, giảm ngứa ngáy, bong tróc da.
  • Thuốc chống dị ứng: Những loại phổ biến thường được sử dụng như Chlorpheniramine, Lorantadine…, thuốc có tác dụng làm giảm ngứa do liên quan cơ chế kháng histamine.
  • Thuốc chống nhiễm khuẩn: Dùng khi da bong tróc hoặc mụn nước vỡ ra có xuất hiện biểu hiện bội nhiễm.
  • Nước muối sinh lý: Dùng làm sạch vùng da bị tổn thương và hạn chế lây lan tổn thương sang những vùng da lân cận.
  •  Thuốc tím pha loãng dùng trị tổ đỉa: Thuốc tím dạng dung dịch được pha loãng, bôi ngoài da. Với các trường hợp bị chàm tổ đỉa á sừng ở giai đoạn mới khởi phát, có thể chỉ định thuốc tím sát trùng, giảm ngứa. Từ đó các triệu chứng giảm và tránh tình trạng tổn thương da lan rộng thêm.
  • Cồn BSI 1-3%: Khi vùng da bị tổ đỉa bắt đầu xuất hiện các mụn nước thì dùng cồn BSI để sát trùng, cải thiện tình trạng đau rát, làm mềm da và giảm hiện tượng dày sừng, ngăn nấm phát triển. Cách dùng: Bôi trực tiếp vùng da bị tổ đỉa với lượng vừa đủ, mỗi ngày 1-2 lần.
  • Keratinamin bôi tổ đỉa: Kem bôi Keratinamin có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa và một số vấn đề da liễu liên quan khác như nứt nẻ tay chân, viêm da dị ứng,…

Thuốc trị tổ đỉa á sừng dân gian

Theo quan niệm về Đông y, bệnh tổ đỉa á sừng là do nhiệt tà, độc tà và chức năng tiêu độc của gan suy giảm. Chất độc trong cơ thể không đào thải tốt, lâu ngày dần tích tụ lại dưới da và gây ra rối loạn, viêm nhiễm. Đông y điều trị tổ đỉa á sừng tập trung vào bồi bổ gan thận, tăng cường chức năng gan, chức năng thận, thanh nhiệt, khu phong điều hòa khí huyết. Cụ thể là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh tổ đỉa á sừng dưới đây mà bạn có thể tham khảo:

Những thuốc trị tổ đỉa á sừng nhanh chóng và hiệu quả 4 Những cây thuốc dân gian trị tổ đỉa á sừng

Bài thuốc Đông y trị bệnh á sừng

  • Bài thuốc dùng ngâm rửa: Khô phàn, Dã cúc hoa, Phác tiêu và Hỏa tiêu. Người bệnh sắc thuốc lên bếp, đun sôi cho cô đặc lại thì tắt bếp, chắt lấy phần nước dùng vệ sinh vùng da bị tổn thương.
  • Bài thuốc uống gồm: Xích đồng, Kinh giới, Đơn tướng quân, Rau má, Thổ phục linh, Hạ khô thảo, Bồ công anh. Dùng sắc các nguyên liệu trên cùng 5 chén nước đến khi cô đặc còn 1 chén thì tắt bếp rồi gạn lấy phần nước, uống.

Mẹo dân gian trị tổ đỉa á sừng tại nhà

Một số bài thuốc dân gian phổ biến nguồn gốc thiên nhiên, có sẵn tại nhà mà bạn có thể áp dụng như:

  • Lá trầu không: Dùng sát trùng, kháng khuẩn, ức chế nấm. Tinh dầu trong lá trầu còn có tác dụng giảm viêm, chống ngứa hiệu quả. Dùng lá trầu không trị á sừng tổ đỉa giúp triệu chứng bệnh cải thiện nhanh chóng, tăng tốc độ phục hồi vùng da bị tổn thương. Cách thực hiện: Lá trầu không vò xát, đun sôi, hòa nước lạnh cho vừa đủ ấm, ngâm vùng da tổn thương ít nhất 1 lần/ngày.
  • Tỏi: Tỏi chứa các hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn sát trùng, đặc biệt hoạt chất allicin. Bởi vậy, dân gian thường sử dụng tỏi điều trị các bệnh da liễu thường gặp như tổ đỉa, á sừng, mẩn ngứa… Cách thực hiện: Bóc 1 củ tỏi tươi, nghiền nát, ép lấy dịch rồi hòa nước, thoa lên vùng tổn thương trong khoảng 10 phút. Sau rửa lại với nước ấm.

>> Ngoài ra, có thể dùng thuốc bôi Dermovate trị á sừng và một số bệnh ngoài da như eczema, vẩy nến, lupus ban đỏ,...

Ngoài việc sử dụng thuốc trị tổ đỉa á sừng, người bệnh phải biết cách chăm sóc da, tránh tiếp xúc các yếu tố làm khởi phát hoặc tăng nặng bệnh như: Không chà xát, cào gãi mạnh, tránh tiếp xúc hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc..., vệ sinh da sạch sẽ, tránh lo âu căng thẳng.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin