Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thông thường những loại vi khuẩn có trong thức ăn có thể gây rối loạn tiêu hóa vài ba ngày rồi tự khỏi. Tuy nhiên với những loại vi khuẩn nguy hiểm như E.coli, Salmonella, Toxoplasma Gondii có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, đặc biệt với những người có kháng thể yếu.
Những loại vi khuẩn có trong thực phẩm có thể xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua con đường tiêu hóa khi ăn phải thức ăn chưa được nấu nướng kỹ, hoặc qua những loại rau sống, trái cây. Những loại vi khuẩn này có thể lây lan qua những cơ quan, nhưng chủ yếu là não, hệ thần kinh... gây nguy hiểm cho sức khỏe.
E.coli thường tồn tại trong thịt gia cầm hay thịt heo trong quá trình chế biến và nếu thịt bị nhiễm ecoli không được xử lý nấu nướng đạt chuẩn sẽ đưa nhóm vi khuẩn này vào trong cơ thể con người. Ngoài ra khi ăn rau cải và trái cây sống và không được rửa không sạch, sữa tươi chưa tiệt trùng thì con người cũng bị lây nhiễm loại vi khuẩn này. Trong vòng 40 giờ là vi khuẩn e.coli sẽ bắt đầu sản sinh trong thực phẩm, và bắt đầu lây lan qua bàn tay, thức ăn, nước uống, vật dụng,… và được đưa vào cơ thể qua đường miệng. E.coli xâm nhập vào cơ thể sẽ lan tràn trong đường ruột, trở thành một “cư dân” có mặt thường xuyên và đông đúc ở ruột già gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng tiểu, viêm ruột, kiết lỵ, xuất huyết,… vô cùng nguy hiểm.
Vi khuẩn Salmonella hay còn gọi là vi khuẩn thương hàn tồn tại trong những nguồn như thịt, cá, hải sản, đặc biệt là thịt tái, sống, trứng (gà, vịt), trai, sò, hến nấu chưa chín. Ngoài ra chúng cũng xuất hiện trong những loại sữa tiệt trùng, nước uống bị nhiễm Salmonella bởi phân người và súc vật. Vi khuẩn này vô cùng nguy hiểm vì chúng sức sống và sức đề kháng tốt, có thể sống trong nước đá trong vòng 2 - 3 tháng, tuy nhiên có thể bị tiêu diệt bởi các chất khử trùng thông thường như chloramin 3%, phenol 5%.
Khi người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella có trong thức ăn sẽ có những triệu chứng tương tự như viêm dạ dày, với nhiễm độc nhẹ sẽ tự khỏi sau 4 đến 7 ngày mà không cần điều trị tuy nhiên với những trường hợp nặng có thể sản sinh ra những độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột (kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu, hoặc có thể gây thủng ruột). Đặc biệt đối với trẻ em lượng độc tố này có thể theo máu đi đến hệ thần kinh trung ương làm tổn thương hệ thần kinh và nhiễm độc toàn thân.
Toxoplasma Gondii là một loại ký sinh trùng phổ biến trên thế giới, thường được tìm thấy ở các loài động vật máu nóng như chim, động vật có vú như chó, mèo. Theo thống kê có tới 1/3 dân số thế giới từng ít nhất một lần phơi nhiễm với Toxoplasma Gondii tuy nhiên chúng có thể không gây hại cho sức khỏe của người trưởng thành khỏe mạnh tuy nhiên trẻ em và phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch bị suy yếu có thể gây ra nhiều hậu quả vô cùng nguy hiểm.
Đặc biệt phụ nữ đang mang thai nhiễm Toxoplasma Gondii có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như sẩy thai hoặc thai lưu, trẻ sinh ra bị não úng thủy, động kinh trong 3 tháng đầu và di truyền sang con nếu như mẹ nhiễm trong những tháng cuối. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể người sẽ tấn công lên toàn bộ các cơ quan nhưng nguy hiểm nhất vẫn là những cơ quan chủ yếu như não, hệ cơ (bao gồm cả cơ tim)…với những triệu chứng như nhức mỏi cơ thể và sốt.
Rửa tay và vệ sinh thân thể thường xuyên, đặc là bàn tay để tránh vi khuẩn lây lan sang nhiều nơi trong nhà như nhà bếp, các đồ gia dụng, tay nắm cửa, khăn lau chùi…
Phân loại thực phẩm trong tủ lạnh để bao quản chúng trong nhiệt độ đúng chuẩn và tránh tình trạng lây nhiễm chéo vi khuẩn cho nhau. Thực phẩm sống nên được để ngăn đông, trong khi thức ăn, trái cây và những rau xanh nên để trong ngăn mát.
Ăn chín uống sôi, đảm bảo rằng thức ăn đã chín kỹ, đặc biệt là những loại thịt như thịt gà, thịt heo không còn màu hơi hồng ở bên trong thớ thịt. Đặc biệt bạn nên dùng thớt riêng để sơ chế thực phẩm sống và chín để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
Kiểm tra hạn sử dụng của những thực phẩm trong gia đình, tuyệt đối không được ăn khi hết hạn dùng kể có khi nó vẫn trông ngon lành. Hạn sử dụng là thời lượng đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm, sau thời gian này vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng vì thế rất nguy hiểm nếu chúng ta vẫn cố sử dụng.
Tránh uống sữa chưa tiệt trùng, những thực phẩm chế biến tái, sống, chưa chín kỹ để tránh những loại vi khuẩn vẫn còn tồn đọng trong những loại thực phẩm này. Nguồn nước sử dụng sinh hoạt và nấu ăn chứa những loại vi khuẩn kể trên cũng là nguồn lây nhiễm cần đặc biệt chú ý. Vì vậy chúng ta nên chọn sử dụng nguồn nước sạch trong ăn uống và chế biến thức ăn cũng để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở mức thấp nhất.
Trúc
Nguồn: Tổng hợp