Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những người trong độ tuổi trung niên thường gặp triệu chứng nổi cục ở mu bàn tay. Đây là dấu hiệu chung do nhiều bệnh lý gây nên. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh bị biến chứng nguy hiểm dẫn đến mất khả năng vận động và không thể cầm nắm bình thường.
Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu những bệnh lý có thể gây nên tình trạng nổi cục ở mu bàn tay. Khi biết được nguyên nhân gây bệnh, bạn sẽ dễ dàng tìm được cách điều trị phù hợp.
Triệu chứng nổi cục ở mu bàn tay là dấu hiệu chung do những bệnh lý sau đây gây ra:
Khi các cơ hoặc khớp ở mu bàn tay bị kích thích và tăng tiết một lượng lớn hoạt dịch, dịch tụ tiết ra từ bao gân duỗi cổ tay quay, lâu dài khi tổn thương lan rộng thì chúng sẽ bắt đầu đổ ra các khoang dạng nang nằm trên các gân và khe khớp. Lâu dài, sự tắc nghẽn dòng lưu thông khiến lượng dịch bị tắc nghẽn và chảy tự do trở lại bao hoạt dịch.
U nang hoạt dịch là một căn bệnh lành tính. Khi trời lạnh, người bệnh rất dễ bị đau nhức, đặc biệt lúc gấp và duỗi tay quá mức.
Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa các tế bào xương khớp và không có sự tạo thành các tế bào mới, làm suy yếu cấu trúc xương khớp và hình thành các gai xương. Triệu chứng của bệnh là nổi u cục trên bề mặt da và khớp, kèm theo đau nhức âm ỉ kéo dài, lâu dài bệnh ảnh hưởng đến vận động.
Khi những cục cứng nổi trên mu bàn tay sẽ làm biến dạng bàn tay, xơ cứng ngón tay và bị tê liệt vận động tạm thời.
Bệnh gout tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng sẽ có biểu hiện nổi cục ở mu bàn tay. Trong một số trường hợp gout cấp và mạn tính sẽ xảy ra tình trạng này. Sự xuất hiện u cục là dấu hiệu của tình trạng lắng đọng urat ở khớp hay còn gọi là các cục tophi, khi axit uric tích trữ quá mức ở các mô hoặc ở khớp và lắng đọng thành tinh thể.
Bệnh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh của cơ thể. Nữ giới thường gặp bệnh này hơn và các triệu chứng xả ra ở hai bên khớp của cơ thể. Những bệnh nhân bị nổi u cục ở một tay thì khả năng bị tương tự ở khớp phía còn lại khá cao.
Nổi hạt dưới da là đặc trưng của viêm khớp dạng thấp. Đến giai đoạn cấp tính, u cục to ra sẽ gây đau buốt, tê cứng khớp tay.
Tình trạng này do hiện tượng tụ dịch tại các tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch ở màng hoạt dịch của bao khớp, gần phía bao gân và túi hoạt dịch. Thông thường bệnh nhân chỉ thấy tình trạng nổi u cục bất thường ở mu bàn tay, không bị đau hay có triệu chứng nào khác.
Bàn tay hoặc mu bàn tay là những vùng bị tổn thương, giữa khớp xương xuất hiện một tổ chức mô mềm bất thường hay các khối u nhỏ.
Gai xương ở mu bàn tay là do một hoạt động nào đó kích thích cơ thể hình thành thêm xương để hạn chế những tổn thương. Phần lớn tình trạng nổi cục ở mu bàn tay do gai xương đều liên quan tới bệnh cơ xương khớp, nhất là những bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương.
U cục do gai xương gây ra cơn đau dữ dội và tiến triển ngày một nghiêm trọng hơn.
U nang bã nhờn là căn bệnh lành tính, xuất hiện khi bã nhờn bị tắc nghẽn ở lỗ chân lông vào tạo nên các tụ bã nhờn thành cục dưới lớp biểu bì.
Bệnh nhân nên phẫu thuật hay dẫn lưu nếu như khối u phát triển quá mức.
U mỡ hay còn gọi là bướu mỡ là một dạng u lành tính và được cấu tạo bởi lớp vỏ bọc. Mặt trong của khối u là các chất bã mềm, thường phát triển dưới những vùng da tiết nhiều mồ hôi, chất bã. Khi phát triển u có thể bị nhầm lẫn với mụn cóc, người bệnh không cảm thấy đau, khi khối u phát triển lớn có thể sưng đỏ gây đau nhức.
Nổi cục ở mu bàn tay cần được điều trị sớm trước khi bệnh có dấu hiệu biến chứng nghiêm trọng. Sau đây là những việc người bệnh cần làm:
Người bệnh cần được chẩn đoán rõ đâu là nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.
Có những phương pháp được chỉ định để chẩn đoán bệnh bao gồm chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Hiện nay có nhiều phương pháp áp dụng trong điều trị tình trạng nổi cục ở mu bàn tay, tùy thuộc vào nguyên nhân và bệnh lý mà người bệnh mắc phải.
Đối với những trường hợp u cục do tụ dịch, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách hút dịch và tiêm hydrocortison vào kén.
Đối với những bệnh nhân đã có dấu hiệu bị chèn ép, cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ kén để loại bỏ dịch tụ và giải phóng dây thần kinh.
Trường hợp bệnh nhân bị u cục ở mu bàn tay do u hạch hoặc u nang có thể không cần phẫu thuật nếu không đau, yếu cơ.
Thủ thuật cắt bỏ hạch, điều trị triệt để trường hợp bị u nang hạch lâu năm.
Nếu nổi cục u do bệnh gout, bạn có thể dùng thuốc điều trị bệnh gout theo chỉ định của bác sĩ.
Với những bệnh nhân bị nổi cục ở mu bàn tay do bệnh xương khớp, như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp cần điều trị bằng những phương pháp chuyên khoa. Để loại bỏ khối u do gai xương hay cục tophi thì bệnh nhân chỉ có thể can thiệp phẫu thuật.
Người bệnh cần thăm khám sớm để xác định và điều trị kịp thời, tránh để phát sinh các biến chứng về xương khớp. Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
Bài viết đã tổng hợp thông tin liên quan đến tình trạng nổi cục ở mu bàn tay. Triệu chứng ban đầu không nguy hiểm nhưng lâu dài, cấu trúc xương khớp ở mu bàn tay có thể bị tổn thương và việc điều trị trở nên phức tạp hơn. Vì thế nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường được đề cập, bạn cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: thuocdantoc.org
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.