Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nổi gân xanh ở tay khi mang bầu có nguy hiểm không và khắc phục như thế nào?

Ngày 25/10/2022
Kích thước chữ

Nổi gân xanh ở tay khi mang bầu là tình trạng khá phổ biến đối với các chị em phụ nữ. Hầu hết mọi người đều không xem trọng vấn đề nổi gân xanh mà nghĩ rằng đó chỉ là một tĩnh mạch đơn giản trên da.

Nổi gân xanh ở tay khi mang bầu có thể là một vấn đề bình thường không đáng lo ngại, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đã mắc bệnh. Vậy trường hợp nổi gân xanh nào là bình thường và trường hợp nào thì chị em cần cẩn trọng, thậm chí cần đi thăm khám? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Nổi gân xanh ở tay khi mang bầu có nguy hiểm không?

Trên thực tế, tình trạng nổi gân xanh nhiều ở tay khi mang bầu là điều khá phổ biến đối với các chị em phụ nữ. Trong quá trình mang thai, thể tích máu có trong thai phụ sẽ cao hơn rất nhiều so với những chị em phụ nữ bình thường. Vậy nên, hệ thống mạch máu ở các mẹ bầu sẽ hoạt động nhiều hơn dẫn đến tình trạng gân xanh ở tay nổi lên nhiều hơn. Vì thế, khi gặp phải tình trạng nổi gân xanh ở tay khi mang bầu, các chị em cũng đừng quá lo lắng bởi đây là một dấu hiệu sinh lý hết sức bình thường ở các chị em khi mang thai.

Nổi gân xanh ở tay khi mang bầu có nguy hiểm không và khắc phục như thế nào? 1 Nổi gân xanh ở tay khi mang bầu có nguy hiểm không và khắc phục như thế nào?

Tuy nhiên, nếu bạn nổi gân xanh ở tay khi mang bầu kèm theo các triệu chứng khác như: Khó thở, viêm loét tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch có dấu hiệu sưng phù thì rất có thể bạn đang gặp phải những bệnh lý như:

Suy giãn tĩnh mạch tay

Giãn tĩnh mạch ở tay là tình trạng thường gặp khi mang thai, bởi lượng progesterone sẽ tăng cao khi các chị em mang bầu, dẫn đến tình trạng sưng, giãn tĩnh mạch. Trong trường hợp tắc nghẽn hoặc trào ngược sự trở lại của tĩnh mạch trên cơ thể. Các mẹ bầu nên tránh hoạt động mạnh ở tay khi bị giãn tĩnh mạch ở tay trong thời gian mang thai nhé!

Thiếu hụt canxi trong cơ thể

Như chúng ta đã biết, lượng canxi cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi đều do mẹ bầu cung cấp, vì vậy mẹ bầu phải đảm bảo lượng canxi nạp vào khoảng 1200 mg đến 1500 mg mỗi ngày. Nếu lượng canxi mẹ nạp vào cơ thể không đủ sẽ gây ra tình trạng hạ canxi máu. Canxi là một yếu tố quan trọng trong việc điều hòa co cơ, phân chia tế bào và bài tiết tuyến, canxi thấp sẽ làm tăng hưng phấn thần kinh cơ, dẫn đến co cơ và chuột rút sau đó.

Nổi gân xanh ở tay khi mang bầu có nguy hiểm không và khắc phục như thế nào? 2 Thiếu hụt canxi khiến chị em thường xuyên chuột rút.

Do lượng canxi trong máu vào ban đêm thường thấp hơn ban ngày nên tình trạng chuột rút chủ yếu xảy ra vào ban đêm. Việc thiếu hụt canxi khi mang thai rất dễ dẫn đến tình trạng nổi gân xanh ở tay khi mang bầu.

Khắc phục tình trạng nổi gân xanh ở tay khi mang bầu như thế nào?

Nổi gân xanh ở tay khi mang bầu là sự trì trệ của cơ thể con người, nổi gân xanh trên mu bàn tay cho thấy phần lưng dưới có sự ngưng trệ, dễ dẫn đến căng cơ thắt lưng, mệt mỏi và suy nhược, đau lưng thậm chí là căng cơ. Khi gặp phải tình trạng này, các mẹ bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống, ăn nhiều thức ăn thúc đẩy tuần hoàn máu, chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, tăng cường vận động.

Nếu bạn bị nổi gân xanh ở tay khi mang bầu do bệnh giãn tĩnh mạch. Ngoài việc được thăm khám và điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn. Bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tránh ngồi hoặc đứng ở một vị trí trong thời gian dài.
  • Không đi giày cao gót.
  • Tập thể dục thường xuyên với những bài tập dành riêng cho bà bầu, yoga cho phụ nữ mang thai, thiền, đi bộ… Thực hành các động tác giãn cơ kỹ càng trước và sau khi tập thể dục.
Nổi gân xanh ở tay khi mang bầu có nguy hiểm không và khắc phục như thế nào? 3 Tập yoga đều đặn giúp cơ thể khỏe khoắn, thoải mái.
  • Mang vớ nén (có thể theo đơn của bác sĩ chuyên khoa).
  • Tránh bắt chéo chân khi ngồi.
  • Ngủ nghiêng về bên trái (sẽ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới).
  • Giảm lượng muối để tránh các biến chứng chuyển hóa và chống lại bất kỳ bệnh tăng huyết áp nào.
  • Uống nhiều nước và thường xuyên tiêu thụ chất xơ để ngăn ngừa táo bón.
  • Kiểm tra mạch máu và siêu âm thường xuyên.
  • Bôi một sản phẩm dành riêng cho da vào mỗi buổi tối. Những biện pháp khắc phục này giúp giữ cho các mô của chi dưới đủ nước và đàn hồi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn đủ chất, uống đủ nước (uống 2 lít/ngày). Việc uống đủ nước, ăn đủ chất không những giúp bạn có sức khỏe tốt mà còn giúp giảm nguy cơ độc tố bị ứ đọng trong cơ thể.
  • Massage chân, tay thường xuyên hoặc ngâm chân với nước ấm để tay chân tay được nghỉ ngơi thư giãn, đặc biệt là với các mẹ bầu.
  • Duy trì việc khám sức khỏe định trong thời gian mang thai để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến vấn đề nổi gân xanh ở tay khi mang bầu. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ hữu ích đối với các mẹ bầu khi gặp phải tình trạng này. Bạn cũng nên liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn hiệu quả nhất nhé! Chúc các bạn luôn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Lại Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin