Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bỗng nhiên có một ngày bạn thức dậy và nhận thấy có khối sưng hạch bất thường ở dưới cằm. Bạn băn khoăn và lo lắng không biết vì sao mình bị nổi hạch dưới cằm và liệu tình trạng này có nguy hiểm hay không.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi hạch dưới cằm. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và thăm khám, điều trị kịp thời. Song song với đó, bạn nên nắm bắt những thông tin nhất định về triệu chứng này.
Cơ thể của chúng ta vốn được khỏe mạnh là nhờ vào hoạt động của hệ thống miễn dịch, bao gồm hệ thống bạch huyết như hệ thống mạch bạch huyết vận chuyển, hạch bạch huyết.
Những hạch bạch huyết vốn là những tuyến nhỏ, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dòng lưu thông của dịch bạch huyết. Thông qua hệ thống bạch huyết và các hạch - nơi lưu trữ những tế bào bạch cầu mà dịch bạch huyết sẽ lưu thông khắp các nơi trong cơ thể. Đây là những “nhận vật” có vai trò tiêu diệt vật lạ xâm nhập vào bên trong cơ thể.
Chính vì vậy, hạch bạch huyết được ví giống như một “trạm kiểm soát quân sự” trong cơ thể. Một khi virus, vi khuẩn hoặc tế bào bất thường xuất hiện thì chúng sẽ nhanh chóng bị giữ lại. Sự tích tụ của các vật thể lạ sẽ gây ra những phản ứng sưng hạch.
Hạch bạch huyết thường phân bố khắp các nơi ở trong cơ thể chúng ta như dưới hàm, nách, hai bên cổ, dưới cằm, trên xương đòn… Thông thường, phản ứng sưng hạch chính là biểu hiện của sự nhiễm trùng tại vị trí hoặc gần với vùng lân cận mà nó phân bổ. Chính vì vậy, nổi hạch dưới cằm là tình trạng các hạch bạch huyết bị sưng lên tại các vùng dưới cằm mà chúng ta có thể nhìn hoặc sờ thấy được.
Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến nổi hạch dưới cằm mà triệu chứng có thể có sự thay đổi. Những hạch ở cằm khi bị sưng lên có thể có kích thước từ bé như hạt đậu cho đến lớn hơn quả ô liu. Hạch khi sờ vào mềm hoặc cứng, dai. Nổi hạch dưới cằm có thể khiến cho bạn gặp khó khăn trong vận động cổ, quay đầu hoặc khi nhai.
Ngoài ra, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như cơ thể bị sốt, mệt mỏi, đau răng, đau tai, nổi các hạch bạch huyết khác kèm theo như hạch dưới cánh tay, hạch ở bẹn, đau răng, sưng nướu, sụt cân không rõ nguyên nhân, sự thay đổi ở da.
Có rất nhiều nguyên nhân ác tính hay lành tính dẫn đến nổi hạch dưới cằm. Những nguyên nhân này có thể bắt nguồn tại chỗ hoặc toàn thân. Nguyên nhân lành tính thường hay gặp đó là viêm nhiễm ở trong cơ thể (toàn thân hoặc tại chỗ). Những hạch bạch huyết thường sưng lên khi bị nhiễm trùng hoặc có sự xâm nhập của các tế bào lạ. Nếu hạch nổi lên thì đồng nghĩa với việc hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động hiệu quả để có thể loại bỏ những tác nhân gây hại.
Nổi hạch dưới cằm có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như bạn bị cảm cúm, nhiễm virus, vi khuẩn gây hại, răng nhiễm trùng, đường hô hấp nhiễm trùng, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, nhiễm trùng tai, mọc răng ở trẻ nhỏ, nhiễm trùng da, viêm mô tế bào ở vùng mặt, người bị thủy đậu, bệnh sởi; người bị giang mai, lậu, HIV, các bệnh lây qua đường tình dục; người mắc bệnh bạch cầu đơn nhân, lao hạch.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân nghiêm trọng khác cũng có thể khiến cho hạch toàn thân nói chung và hạch dưới cằm bị sưng lên đó là:
Để không gây nguy hiểm tới sức khỏe, ngay khi nhận thấy bị nổi hạch dưới cằm, bạn hãy đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân nhé. Có như vậy thì sức khỏe của bạn mới không bị đe dọa và chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...