Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Nổi hạch tuyến mang tai là biểu hiện của bệnh gì và cách phòng tránh ra sao?

Ngày 22/12/2023
Kích thước chữ

Sự xuất hiện của hạch là một trong những dấu hiệu cảnh báo sự bất thường của cơ thể, báo hiệu sức khỏe của chúng ta đang gặp vấn đề. Vì vậy, bạn không được chủ quan khi thấy hạch xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào, đặc biệt là nổi hạch tuyến mang tai. Vậy nổi hạch tuyến mang tai là bệnh gì và cách phòng tránh ra sao?

Nhiều người gặp phải tình trạng nổi hạch tuyến mang tai mà không biết nguyên nhân tại sao khiến họ vô cùng hoang mang, lo lắng. Sự xuất hiện của hạch ở vùng tai có thể là dấu hiệu không bình thường cảnh báo cơ thể đang gặp phải bệnh lý nghiêm trọng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa hiện tượng này.

Nổi hạch tuyến mang tai là thế nào?

Hạch hay còn gọi là hạch bạch huyết theo tên khoa học, thường xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, chúng hay xuất hiện nhiều nhất ở vùng nách, vùng cổ, vùng bẹn và đặc biệt là phía sau tai.

Những hạch này thực hiện chức năng giống như một trạm kiểm soát an ninh. Chúng chứa nhiều tế bào bạch cầu (tế bào có mặt trong máu) và có trách nhiệm phát hiện và tiêu diệt các vi khuẩn, virus có thể gây hại cho cơ thể.

Đặc biệt, hạch bạch huyết có khả năng lọc dịch bạch huyết, việc sưng lên của chúng thường là biểu hiện của sự tích tụ của tế bào chết và virus, vi khuẩn độc hại.

Vì thế, chúng ta có thể nhận thấy rằng, bản chất của hạch bạch huyết là có ích. Tuy nhiên, khi hạch xuất hiện thì đó là một dấu hiệu cho thấy cơ thể có thể đang phải đối mặt với vấn đề nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Dựa vào những tín hiệu này, việc thăm bác sĩ để được chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm là quan trọng.

Hiện tượng nổi hạch sau tai là tình trạng phổ biến, chúng thường có kích thước nhỏ chỉ bằng hạt đậu xanh. Các cụm hạch này dễ khiến chúng ta nhầm lẫn với mụn trứng cá phía sau tai.

Nổi hạch tuyến mang tai là biểu hiện của bệnh gì và cách phòng tránh ra sao? 1
Nổi hạch tuyến mang tai là tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải

Nguyên nhân dẫn đến nổi hạch tuyến mang tai

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng nổi hạch tuyến mang tai, dưới đây là các yếu tố chủ yếu nhất:

  • Sự suy giảm chức năng của cơ quan trong cơ thể và hệ miễn dịch của người bệnh bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của hạch.
  • Cơ thể bị nhiễm trùng khiến cho các vi khuẩn có hại có thể phát triển và gây tổn thương làm nổi hạch tuyến mang tai.
  • Ung thư giai đoạn cuối, khi đã di căn cũng là một trong những nguyên nhân của hiện tượng hạch này.
  • Các bệnh nghiêm trọng như viêm xương khớp, HIV, gout, viêm họng, nhiễm trùng răng, viêm xoang và các biến chứng của bệnh cảm cúm cũng làm hạch xuất hiện ở tuyến mang tai.
  • Biến chứng của bệnh lao cũng được xác định là một trong những nguyên nhân gây nổi hạch tuyến mang tai.
  • Đối với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, hiện tượng hạch ở tai có thể xuất hiện mà không có liên quan đến các biến chứng của các bệnh nói trên.
Nổi hạch tuyến mang tai là biểu hiện của bệnh gì và cách phòng tránh ra sao? 2
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nổi hạch tuyến mang tai

Nổi hạch tuyến mang tai là dấu hiệu của bệnh gì?

Hiện tượng nổi hạch tuyến mang tai có thể là một cảnh báo về nguy cơ mắc phải các bệnh sau đây:

Bệnh ung thư

Theo quan điểm của các chuyên gia y tế, việc nổi hạch tuyến mang tai có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư. Tuy nhiên, những cụm hạch này thường nhỏ và không gây đau, điều này khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc phát hiện và kiểm soát các triệu chứng sớm của ung thư.

Các bệnh liên quan đến hệ bạch huyết

Hạch phía sau tai cũng thuộc vào nhóm hạch bạch huyết và sự sưng lên của những hạch này có thể là dấu hiệu của sự cố trong hệ bạch huyết.

Hệ bạch huyết là một hệ thống kiểm soát an ninh của cơ thể, chịu trách nhiệm tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ độc tố gây hại. Khi hệ bạch huyết gặp vấn đề thì các hạt hạch có thể sưng lớn ở vùng cổ và phía sau tai.

Do đó, khi phát hiện có hạch phía sau tai, quan trọng nhất là cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được theo dõi, kiểm tra, chẩn đoán về bất thường của cơ thể và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời.

Bệnh u nang dầu

Các nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng, sự xuất hiện của tình trạng nổi hạch tuyến mang tai có liên quan đến bệnh lý u nang dầu. Những u nang này thường xuất hiện khi các tuyến dầu bã nhờn bị tổn thương, tạo điều kiện cho sự hình thành của các hạch.

Hơn nữa, nếu hệ thống tuyến bã nhờn gặp sự cố, quá trình tổng hợp và phân giải có thể bị ảnh hưởng, góp phần tạo điều kiện cho sự hình thành u nang và hạch ở khu vực sau tai, cổ.

Hạch sau tai cũng là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tổn thương của tuyến dầu bã nhờn, có thể xuất hiện những vấn đề như rách da, mụn bọc hay mụn trứng cá.

Bệnh nhiễm trùng

Hạch ở khu vực mang tai cũng có thể xuất phát từ tế bào chết và vi khuẩn có hại mà bạch huyết tại đó không loại bỏ được.

Nhiễm trùng ở khu vực này dẫn đến các bệnh nguy hiểm như sởi, thủy đậu, viêm amidan, viêm họng, viêm vú.

Vì vậy, việc đưa ra các biện pháp điều trị ngay từ khi phát hiện nổi hạch tuyến mang tai là cần thiết để ngăn chặn các vấn đề có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Nổi hạch tuyến mang tai là biểu hiện của bệnh gì và cách phòng tránh ra sao? 3
Hạch nổi ở tuyến mang tai cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Phòng tránh tình trạng nổi hạch tuyến mang tai thế nào?

Các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự xuất hiện của hạch, đặc biệt là nổi hạch tuyến mang tai và duy trì sức khỏe của hệ bạch huyết có thể thực hiện thông qua những phương pháp sau đây:

  • Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C vào trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Các thực phẩm như chanh, ổi, bưởi, cam, táo, quýt là những nguồn thực phẩm giàu vitamin C hữu ích cho sức khỏe.
  • Sử dụng dầu dừa hoặc dầu tràm để bôi lên vùng hạch bị sưng sẽ giúp hạch mềm ra, giảm sưng đau.
  • Thăm khám bác sĩ để được điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng và hạch một cách chuyên sâu.
  • Thường xuyên quan sát cơ thể để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của tình trạng nổi hạch tuyến mang tai.
  • Xem xét khả năng thực hiện phẫu thuật nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng thông qua việc dẫn lưu hạch bạch huyết.
  • Massage các mạch bạch huyết cũng như thực hiện chườm ấm hoặc chườm lạnh trực tiếp lên u hoặc hạch ở mang tai.
  • Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và giảm nguy cơ biến chứng, việc thăm khám bác sĩ, theo dõi, kiểm tra, chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện là quan trọng.
Nổi hạch tuyến mang tai là biểu hiện của bệnh gì và cách phòng tránh ra sao? 4
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Bài viết trên đây là những kiến thức cơ bản mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ về hiện tượng nổi hạch tuyến mang tai. Hãy tham khảo thật kỹ để có thêm kinh nghiệm giúp chăm sóc, duy trì sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn. Khi phát hiện có hạch ở bất kỳ phần nào trên cơ thể, hãy ngay lập tức đến thăm bác sĩ để nhận tư vấn về việc chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.