Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nổi mụn ở cằm là tình trạng da khá phổ biến, thường do viêm nhiễm hoặc sự tích tụ bã nhờn, da chết và vi khuẩn. Tuy nhiên tình trạng này còn có thể là do cơ thể thiếu hụt các chất gây ra. Vậy nổi mụn ở cằm là thiếu chất gì?
Nổi mụn ở cằm là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì và phụ nữ trưởng thành. Mụn ở cằm thường xuất hiện dưới dạng mụn bọc, mụn mủ, hoặc mụn đầu đen, gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vậy nổi mụn ở cằm là thiếu chất gì?
Theo các bác sĩ da liễu, nguyên nhân chính gây ra các nốt mụn ở cằm là do gia tăng hormone Androgen trong cơ thể gây kích thích tăng tiết bã nhờn trên da. Các nốt mụn này thường có xu hướng xuất hiện vào nửa sau của chu kỳ hoặc là vào thời điểm tiền kinh nguyệt - ngay trước khi kỳ kinh nguyệt sắp đến.
Điều này là do lượng estrogen trong máu tăng cao trong nửa đầu chu kỳ và vào nửa sau (từ ngày 14 đến ngày 28) thì lượng progesterone sẽ nổi trội hơn để thay thế. Cùng lúc đó cơ thể cũng sản xuất nhiều testosterone hơn từ đó làm tăng kích thước và hoạt động của các tuyến dầu trên da.
Điều này sẽ khiến tuyến dầu trở nên lớn, tăng tiết bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes phát triển, gây ra mụn.
Tình trạng nổi mụn do nội tiết tố còn liên quan đến độ tuổi theo đó:
Theo các chuyên gia, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên thức khuya, mất ngủ, stress và căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mụn ở cằm.
Bởi khi bị thiếu ngủ cơ thể sẽ tăng sản xuất hormone cortisol – loại hormone khiến da giảm tổng hợp collagen. Điều này sẽ làm phá vỡ sự điều tiết của da khiến da trở nên thiếu sức sống, nổi mụn, da trở nên sần sùi, sẫm màu, nám da và cháy nắng hơn.
Thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng mụn trên da. Bởi trong thuốc tránh thai có chứa hoạt chất có tác dụng làm thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ từ đó gián tiếp làm giảm sản xuất bã nhờn. Tuy nhiên, khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai đột ngột, các hormone đó sẽ hoạt động trở lại nên có thể dẫn đến sản xuất quá nhiều bã nhờn, tạo điều kiện hình thành mụn.
Đắp mặt nạ là một trong những biện pháp làm đẹp khá phổ biến tuy nhiên khi đắp mặt nạ sai cách có thể khiến cho làn da bị bí bách, không khí ẩm lưu thông sau mặt nạ bị ứ trệ. Đồng thời, cũng khiến cho lượng dầu và mồ hôi trên da mặt bị giữ lại, dẫn đến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám trên da phát triển mạnh và gây mọc mụn trên cằm.
Bên cạnh những nguyên nhân gây mụn kể trên thì thiếu chất cũng là một lý do phổ biến nhưng lại ít người biết đến. Vậy nổi mụn ở cằm là thiếu chất gì?
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh lý của cơ thể, bao gồm miễn dịch, hô hấp, bài tiết và tuần hoàn. Ngoài ra, vitamin A còn có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt là đối với Propionibacterium acnes - tác nhân gây mụn trứng cá.
Các nghiên cứu đã chứng minh nồng độ vitamin A trong máu của những người có mụn trứng cá thấp hơn so với thông thường. Điều này cho thấy việc thiếu hụt vitamin A là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mụn trứng cá ở cằm.
Do đó để cải thiện tình trạng mụn dưới cằm bạn có thể cân nhắc bổ sung vitamin A cho cơ thể thông qua các thực phẩm như cá ngừ, cá hồi, khoai lang, cam, cà rốt, bông cải xanh, bí đỏ…
Vitamin D không chỉ có vai trò là giúp cơ thể hấp thu canxi và duy trì sức khỏe của xương mà còn có khả năng giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập cụ thể là vi khuẩn P.acnes gây mụn trên cằm.
Nổi mụn ở cằm là thiếu chất gì, tình trạng nổi mụn trên cằm có thể là do cơ thể bị thiếu kẽm. Kẽm là một khoáng chất có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng tế bào trong cơ thể như lành các vết thương và ngăn ngừa mụn viêm. Kẽm còn có tính chất kháng khuẩn và chống viêm, có lợi cho việc ngăn chặn mụn lây lan hiệu quả và làm giảm sự tiết dầu trên da.
Làm sạch da mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng, dù bạn có bị mụn hay không. Giống như bạn tắm rửa để giữ cơ thể sạch sẽ thì da mặt cũng cần được làm sạch sau một ngày dài tiếp xúc với bụi bẩn, dầu nhờn.
Việc làm sạch da sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, ngăn ngừa mụn hình thành và giúp da thông thoáng hơn. Khi rửa mặt cần cần sử dụng thêm sữa rửa mặt hoặc nước tẩy trang để làm sạch sâu bên trong lỗ chân lông.
Bên cạnh việc làm sạch da, sử dụng kem trị mụn cũng là một giải pháp hiệu quả để loại bỏ các nốt mụn ở trên cằm. Các sản phẩm kem trị mụn này thường chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm tiết bã nhờn và thúc đẩy quá trình bong tróc tế bào chết, từ đó giúp làm giảm tình trạng viêm sưng và đẩy nhân mụn lên bề mặt da như:
Benzoyl peroxide
Đây là một hoạt chất kháng khuẩn phổ rộng, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Propionibacterium acnes - nguyên nhân chính gây ra mụn. Ngoài ra, hoạt chất này còn có khả năng giảm viêm và thúc đẩy quá trình bong tróc tế bào chết, giúp làm thông thoáng lỗ chân lông. Nồng độ benzoyl peroxide thường được sử dụng trong các sản phẩm trị mụn dao động từ 2,5% đến 10%.
AHA/BHA
BHA và AHA là hai hoạt chất có vai trò quan trọng trong việc điều trị mụn. Chúng có khả năng tẩy tế bào chết, làm sạch sâu lỗ chân lông, kháng khuẩn và giảm viêm. Nhờ đó, quá trình tái tạo da được thúc đẩy, giúp làm mờ vết thâm và ngăn ngừa sự hình thành mụn mới.
Retinol
Retinol là một dạng vitamin A, thường được kết hợp với kháng sinh uống để điều trị mụn hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng Retinol như:
Tuy nhiên khi sử dụng Retinol bạn có thể có cảm giác châm chích như kim châm, làm tăng sắc tố của da khiến da sạm màu da cũng có thể trở nên khô và bong tróc, do đó cần phải thận trọng khi sử dụng sản phẩm này.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi nổi mụn ở cằm là thiếu chất gì. Việc nổi mụn ở cằm có thể là do có thể thiếu hụt các chất như vitamin A, E và kẽm khiến cho các vi khuẩn phát triển và hình thành mụn.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.