Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Nóng giận khi mang thai và cách cải thiện cảm xúc cho mẹ bầu

Ngày 28/09/2023
Kích thước chữ

Trong giai đoạn mang thai phụ nữ trở nên rất nhạy cảm và dễ nóng giận. Thế nhưng, nóng giận khi mang thai liệu có phải chỉ là sự thay đổi cảm xúc bình thường? Cùng theo dõi nhé!

Thai nghén là khoảng thời gian đặc biệt trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, mang theo nhiều niềm vui nhưng cũng không ít khó khăn và lo lắng. Theo các chuyên gia nghiên cứu, rất nhiều phụ nữ có sự thay đổi tâm lý, nhạy cảm hơn và thường xuyên nóng giận hơn khi mang thai. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của em bé. Vậy nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng nóng giận khi mang thai là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân khiến phụ nữ trở nên nóng giận khi mang thai

Trong suốt 9 tháng mang bầu, phụ nữ phải đối diện với nhiều thay đổi, từ cơ thể cho đến việc chuẩn bị tâm lý để trở thành mẹ. Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ trở nên dễ nóng giận trong giai đoạn này:

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi lớn về mức độ hormone. Hormone estrogen và progesterone tăng cao cùng với nhiều sự chuyển hóa khác khiến tâm trạng thay đổi thất thường. Quá trình biến đổi này có thể khiến phụ nữ dễ cáu gắt, buồn bã hoặc trở nên dễ khóc.

Nóng giận khi mang thai và cách cải thiện cảm xúc cho mẹ bầu 1
Mẹ bầu dễ nóng giận khi mang thai là do nội tiết tố thay đổi

Tâm lý lo lắng, sợ hãi khi mang thai

Việc sắp trở thành mẹ mang theo nhiều trách nhiệm và điều này đôi khi gây áp lực cho phụ nữ. Họ có thể lo lắng về sức khỏe của mình và thai nhi hoặc nghĩ về việc làm sao để cung cấp một môi trường tốt nhất cho đứa trẻ. Ngoài ra, những bất định trong quá trình thai sản như các triệu chứng không mong muốn hoặc các vấn đề sức khỏe cũng có thể làm tăng mức độ lo âu, sợ hãi dẫn đến cảm xúc nóng giận cho phụ nữ.

Sự tác động của các sự việc bên ngoài

Môi trường xung quanh và các sự kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của bà bầu. Vấn đề trong gia đình, áp lực công việc hoặc thậm chí chỉ là việc giao tiếp hàng ngày đôi khi có thể khiến phụ nữ mang thai cảm thấy tức giận hoặc mất kiên nhẫn hơn bình thường.

Sức khỏe suy giảm, mệt mỏi

Trong quá trình mang thai, nôn mửa, trạng thái mệt mỏi liên tục và những cơn đau ở các bộ phận cơ thể là những khó khăn mà mẹ bầu phải đối mặt hằng ngày. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà còn khiến cho phụ nữ dễ bộc phát cảm xúc tiêu cực, hay nóng giận và cảm thấy bất an.

Hậu quả khi mẹ cáu gắt, nóng giận khi mang thai

Trẻ dễ bị tăng động

Khi mẹ bầu trong thời kỳ mang thai bị nóng giận hoặc căng thẳng, cơ thể sẽ liên tục tiết ra hai loại hormone là cortisol và dopamine gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến cho hệ thần kinh trở nên dễ căng thẳng và kích động. Cả hai loại hormone này cũng có thể được "truyền" sang thai nhi thông qua màng bọc thai, từ đó khiến trẻ dễ bị tăng động.

Nóng giận khi mang thai và cách cải thiện cảm xúc cho mẹ bầu 3
Trẻ dễ bị tăng động lúc lớn khi mẹ bầu nóng giận

Nguy cơ rối loạn hành vi

Các bà bầu bị rối loạn tâm lý trong tam cá nguyệt thứ ba thường có nguy cơ sinh con có vấn đề về rối loạn hành vi cao hơn nhiều so với trường hợp bình thường. Đặc biệt, nguy cơ sẽ tăng cao hơn nếu tâm lý của mẹ trở nên bất thường hơn, nghiêm trọng hơn vào giai đoạn cuối của thai kỳ.

Ảnh hưởng tính cách trẻ khi lớn

Tâm trạng của mẹ bầu trong suốt 9 tháng mang thai có tác động lớn đến tính cách của trẻ sau khi sinh. Ví dụ, những mẹ bầu thường thể hiện sự cáu gắt, nóng giận khi mang thai thì con sau khi sinh cũng có thể dễ nổi giận. 

Cách điều tiết cảm xúc, hạn chế nóng giận khi mang thai

Việc điều tiết cảm xúc không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ bầu mà còn có tác động trực tiếp đến sức khỏe và phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn kiểm soát tốt cảm xúc, hạn chế nóng giận trong thời kỳ này:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ: Một chế độ ăn uống cân đối và đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể mẹ bầu khoẻ mạnh và tinh thần trở nên thoải mái. Đặc biệt, nghỉ ngơi đúng cách, nhất là ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ hỗ trợ giảm thiểu sự mệt mỏi, căng thẳng hay cảm xúc khó chịu, nóng giận cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ đấy!
  • Hạn chế tiếp xúc với những nguồn thông tin, sự việc tiêu cực: Trong giai đoạn mang thai, chị em phụ nữ nên tránh xem các tin tức hoặc chương trình truyền hình, phim truyện mang hướng tâm lý xã hội gây căng thẳng, lo lắng. Mẹ bầu hãy tập trung vào những nội dung tích cực, đặc biệt giáo dục sức khỏe thời kỳ sinh sản hoặc các chương trình tạo niềm vui để giải tỏa tâm lý và ổn định cảm xúc tốt hơn.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Các mẹ nên tham gia vào các hoạt động thể dục nhẹ nhàng như yoga hoặc bơi lội, đi dạo hằng ngày để giảm căng thẳng. Đồng thời đảm bảo duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách tránh xa các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu hoặc tiêu thụ quá nhiều caffeine gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
Nóng giận khi mang thai và cách cải thiện cảm xúc cho mẹ bầu 2
Yoga nhẹ nhàng hạn chế cảm xúc nóng giận khi mang thai
  • Giải tỏa tâm lý và thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực: Khi cảm thấy căng thẳng hoặc tức giận hãy hít thở thật sâu, mạnh dạn chia sẻ, tâm sự với bạn bè, người thân hay chuyên gia tư vấn tâm lý về những vấn đề mà mình đang gặp phải. Điều này sẽ giúp mẹ bầu giải tỏa áp lực, giữ cho tâm trạng luôn ổn định, thoái mải.

Mang thai là một thiên chức thiêng liêng mà bất kỳ chị em phụ nữ nào dù rất lo lắng nhưng vẫn muốn trải qua. Trong suốt thai kỳ hãy cố gắng đón nhận những điều tốt đẹp, vui vẻ để hạn chế cơn nóng giận khi mang thai các mẹ nhé! Hẹn gặp lại mẹ bỉm trong bài chia sẻ hữu ích tiếp theo.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin