Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Osteopenia là gì? Những điều bạn cần biết về tình trạng Osteopenia

Ngày 02/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Osteopenia hay còn gọi là thiếu xương, là tình trạng khối lượng xương của cơ thể thấp hơn so với mức bình thường. Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa thiếu xương và loãng xương. Chính vì thế để hiểu rõ hơn về Osteopenia là gì và cách để khắc phục tình trạng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Osteopenia là bệnh lý thường gặp ở những người lớn tuổi, với mật độ xương thấp hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức của loãng xương. Nguyên nhân gây ra Osteopenia chủ yếu là do thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng thiếu dưỡng chất. Vậy Osteopenia là gì và cách để khắc phục tình trạng này ra sao? Chúng tay hãy đi tìm đáp án trong bài viết sau nhé!

Osteopenia là gì?

Osteopenia hay còn gọi là thiếu xương, là tình trạng khối lượng xương ở mức thấp so với ngưỡng bình thường, khiến cho cấu trúc xương trở nên xốp hơn. Tình trạng này được cho là không quá nghiêm trọng nhưng nó là tiền đề dẫn đến sự loãng xương khi lớn tuổi. Trong y học, người ta dựa vào thang điểm T-Score hoặc Z-Score để đánh giá mức độ thiếu xương. Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thiếu xương cao hơn so với nam giới và thường gặp ở những người trên 50 tuổi.

Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa thiếu xương và loãng xương. Osteopenia (thiếu xương) là tình trạng mật độ khoáng chất trong xương bị giảm sút so với người bình thường thì Osteoporosis (loãng xương) là sự thiếu hụt nghiêm trọng khối lượng xương do sự thiếu canxi, vitamin D, magie, vitamin và những khoáng chất khác. Osteopenia được xem là yếu tố nguy cơ dẫn đến Osteoporosis.

osteopenia-la-gi-va-cach-de-khac-phuc-tinh-trang-nay 1.jpg
Osteopenia hay còn gọi là bệnh thiếu xương

Nguyên nhân gây bệnh Osteopenia

Có nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc phải osteopenia bao gồm:

  • Lối sống không lành mạnh như lười vận động, ăn uống thiếu chất, đặc biệt là canxi, vitamin D, các khoáng chất thiết yếu khác cũng đều là yếu tố nguy cơ dẫn tới chứng thiếu xương.
  • Việc sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia, hút thuốc lá, chất kích thích, đồ ăn nhanh chứa nhiều chất bảo quản… cũng góp phần dẫn đến tình trạng thiếu xương, nguy cơ tiến triển thành loãng xương cũng tăng hơn.
  • Người mắc bệnh cường giáp có nguy cơ cao mắc bệnh. Bệnh celiac không được điều trị có thể khiến ruột non bị tổn thương nếu sử dụng các thực phẩm có chứa gluten, làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương cũng như toàn bộ cơ thể.
  • Thông thường những người trên 50 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là nữ giới. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ mãn kinh trước 45 tuổi có nguy cơ mắc bệnh thiếu xương rất lớn.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc: Thiếu xương là tác dụng phụ thường gặp của một số loại thuốc điều trị, điển hình như thuốc xạ trị, hoá trị ung thư, thuốc chống động kinh…
osteopenia-la-gi-va-cach-de-khac-phuc-tinh-trang-nay 2.jpg
Bệnh celiac không được điều trị cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu xương

Đối tượng có nguy cơ cao mắc Osteopenia

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc Osteopenia, bao gồm:

  • Phụ nữ sau sinh, phụ nữ sinh đẻ nhiều lần hoặc phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh vì có sự suy giảm estrogen, làm giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
  • Người có tiền sử gia đình có người mắc loãng xương.
  • Những người có khung xương nhỏ hoặc xương mỏng manh cũng làm gia tăng khả năng thiếu xương.
  • Người trên 50 tuổi (kể cả nam và nữ) có nguy cơ mất khoáng 5% khối lượng xương.
  • Người thường xuyên ăn kiêng với chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất, đặc biệt là thiếu canxi, vitamin D và khoáng chất.
  • Người mắc bệnh cường giáp, cường cận giáp, suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, đái tháo đường, bệnh thận mạn, bệnh lý đường tiêu hoá mãn tính… cũng có nguy cơ gây ra thiếu xương.
  • Những người thường xuyên sử dụng thuốc corticoid, thuốc tim mạch hoặc thuốc động kinh cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh Osteopenia cao hơn. Đặc biệt, người béo phì được xếp vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu xương do các vấn đề về rối loạn chuyển hoá bên trong cơ thể.
osteopenia-la-gi-va-cach-de-khac-phuc-tinh-trang-nay 3.jpg
Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh Osteopenia cao hơn so với nam giới

Phương pháp điều trị bệnh Osteopenia

Dựa trên kết quả đo mật độ xương, bác sĩ sẽ xác định được mức độ thiếu xương hiện tại từ đó đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Mục đích trong điều trị Osteopenia đó là mang lại sự cân bằng và đưa giá trị mật độ xương về mức bình thường để phòng ngừa tình trạng loãng xương sớm.

Chế độ ăn uống phù hợp: Thay đổi lối sống là bước đầu tiên và quan trọng nhất để điều trị bệnh lý thiếu xương đó là thay đổi chế độ ăn uống, cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu như vitamin, khoáng chất, canxi… Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi như cá hồi, các loại đậu, trứng, sữa, hoa quả… Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia, thực phẩm có chứa chất bảo quản.

Tập thể dục đều đặn: Thói quen tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị Osteopenia, cải thiện mật độ xương. Bạn có thể thể tập các bài thể dục bao gồm chống đẩy, leo cầu thang, đi bộ hoặc các bài tập giữ thăng bằng giúp ngăn ngừa té ngã đối với người lớn tuổi.

Sử dụng thuốc: Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc hỗ trợ khi có chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc điều trị thiếu xương như Alendronate, Ibandronate, Raloxifene, Risedronate… Tuy nhiên, các thuốc điều trị về xương khớp thường gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá hoặc khiến người dùng mệt mỏi, uể oải.

Trên đây là những thông tin về Osteopenia là gì và cách để khắc phục tình trạng này. Nguyên nhân chủ yếu gây thiếu xương đó là do lối sống, chính vì thế để phòng ngừa được tình trạng này thì bạn nên bắt đầu từ việc thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập thể chất mỗi ngày. Dù bạn ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng cần đảm bảo cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho xương để xương chắc khỏe, phòng tránh được nhiều vấn đề về xương khớp cho sau này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin