Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thị Ánh
Mặc định
Lớn hơn
Sưng mắt cá chân là một tình trạng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào sưng mắt cá chân cũng kèm theo tình trạng đau đớn. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng trạng sưng mắt cá chân nhưng không đau?
Hiện tượng sưng mắt cá chân nhưng không đau xuất hiện tương đối phổ biến, nhất là ở người cao tuổi. Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng sưng mắt cá chân nhưng không đau?
Sưng mắt cá chân là hiện tượng vùng da xung quanh mắt cá chân bị phù lên, gây cảm giác cứng và đôi khi là căng tức. Sưng mắt cá chân mà không đau không phải là tình trạng quá nguy hiểm, tuy nhiên, nếu không được xử lý đúng cách thì tình trạng này có thể tiến triển thành các vấn đề nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sưng mắt cá chân nhưng không đau, bao gồm:
Nếu cơ bắp không hoạt động trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng huyết khối ở cẳng chân, từ đó gây rò rỉ chất lỏng vào mô mềm và khiến mắt cá chân bị sưng. Do đó, ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài có thể dẫn gây ra tình trạng sưng mắt cá chân nhưng không đau đớn.
Điều này thường xảy ra ở những người làm công việc văn phòng hoặc những người ít vận động thể chất. Khi bạn không di chuyển nhiều, cơ thể không thể lưu thông máu và chất lỏng hiệu quả, dẫn đến tình trạng sưng mắt cá chân.
Bạn nên kéo dãn cơ bắp thường xuyên khi phải ngồi nhiều, đồng thời đi lại nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng sưng mắt cá chân do ít hoạt động.
Sưng mắt cá chân nhưng không đâu là tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Khi mang thai, hàm lượng nước và muối duy trì góp phần làm sưng mắt cá chân, đồng thời sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm ở mắt cá chân cũng tăng lên do áp suất tĩnh mạch tăng.
Mặc dù tình trạng sưng phù mắt cá chân trong thai kỳ thường vô hại, nhưng nếu nó diễn ra đột ngột hoặc sưng phù rất nghiêm trọng thì đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo của chứng tiền sản giật - một trong những biến chứng nghiêm trọng trong sản khoa.
Những người bị thừa cân hoặc béo phì cũng có nguy cơ bị sưng mắt cá chân. Khi lượng mỡ trong cơ thể dư thừa sẽ làm gia tăng sức ép lên tĩnh mạch ở vùng bụng và chân, từ đó làm tăng áp lực trong mạch máu và thúc đẩy sự rò rỉ chất lỏng vào trong các mô mềm. Nếu cơ thể ít vận động thì sẽ càng làm tăng thêm áp lực ở tĩnh mạch chân, từ đó càng làm gia tăng nguy cơ dẫn đến sưng mắt cá chân.
Sưng mắt cá chân nhưng không đau là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân suy tim mức độ vừa đến nặng. Khi chức năng bơm máu của tim bị suy yếu sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ máu ở chân và tích nước ở thận. Đây chính là những yếu tố dẫn đến hiện tượng sưng cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân. Nếu tình trạng sưng mắt cá chân trở nặng một cách đột ngột, có thể cho thấy bệnh suy tim đã diễn tiến phức tạp hơn.
Sưng mắt cá chân nhưng không đau là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh thận cấp hoặc mạn tính.
Thận có vai trò điều hoà khối lượng nước và muối trong cơ thể. Do đó, các bệnh lý về thận thường gây ra tình trạng ứ muối và nước một cách bất thường. Vì thế, việc hạn chế tiêu thụ muối có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng phù mắt cá chân, tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định thay đổi chế độ ăn uống.
Sưng mắt cá chân nhưng không đau có thể do một số bệnh lý khác gây ra. Bệnh suy gan hoặc xơ gan có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng này do sự tích nước và muối từ các cơ chế phức tạp.
Suy dinh dưỡng nghiêm trọng, nhất là thiếu đạm nặng, cũng có thể dẫn đến sự rò rỉ của chất lỏng vào mô mềm ở chân, từ đó dẫn đến sưng mắt cá chân.
Cường giáp hoặc suy giáp cũng có thể là nguyên nhân gây sưng mắt cá chân nhưng không đau.
Điều trị phóng xạ ở vùng bụng hoặc phẫu thuật vùng khung xương chậu có thể khiến mắt cá chân bị sưng phù do hệ thống hạch bạch huyết ở những khu vực này bị tổn thương.
Cách xử trí khi bị sưng mắt cá chân nhưng không đau sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Cụ thể, nếu bạn bị sưng mắt cá chân do mang thai hoặc vừa trải qua một chuyến đi dài ngày bằng máy bay hay ô tô thì không cần quá lo lắng, hãy nâng cao chân và đi lại nhẹ nhàng để giảm sự tích tụ chất lỏng ở mắt cá chân.
Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nếu bị suy tim, mắc bệnh gan, bệnh thận hoặc xuất hiện tình trạng sưng nề mắt cá chân kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, hụt hơi, chóng mặt, lú lẫn.
Bạn có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản để phòng tránh tình trạng sưng nề mắt cá chân, cụ thể như sau:
Vận động giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm thiểu nguy cơ giữ nước ở các bộ phận như mắt cá chân. Để phòng tránh sưng phù mắt cá chân, bạn nên:
Ngồi hoặc đứng quá lâu có thể dẫn đến sự tích tụ chất lỏng ở các bộ phận thấp như mắt cá chân. Để phòng tránh sưng phù mắt cá chân:
Thừa cân có thể tạo thêm gánh nặng lên các khớp và mạch máu, dẫn đến tình trạng sưng mắt cá chân. Để phòng tránh, bạn cần:
Chế độ ăn uống không hợp lý, đặc biệt là ăn quá nhiều muối, có thể làm tăng khả năng cơ thể giữ lại nước, dẫn đến tình trạng sưng mắt cá chân. Để phòng tránh, bạn cần:
Các bệnh lý như suy tim, suy thận hoặc bệnh gan có thể góp phần gây sưng mắt cá chân. Để phòng tránh tình trạng sưng phù liên quan đến các bệnh lý này, nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và có phương án điều trị kịp thời.
Sưng mắt cá chân nhưng không đau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ thói quen lười vận động, chế độ ăn uống không hợp lý cho đến các vấn đề về sức khỏe. Việc tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp là rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng này tiến triển thành các vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu tình trạng không thuyên giảm, hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...