Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốc nhiễm trùng là tình trạng cơ thể bị sốc do viêm nhiễm nặng dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, gây rối loạn chức năng hô hấp, tim mạch,... Phác đồ điều trị sốc nhiễm trùng Bộ Y tế bao gồm việc duy trì hô hấp, tuần hoàn cho bệnh nhân và sử dụng kháng sinh để loại bỏ nguyên nhân gây sốc.
Sốc nhiễm trùng là tình trạng cơ thể bị sốc do viêm nhiễm nặng dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, gây rối loạn chức năng hô hấp, tim mạch,... Nếu không được điều trị kịp thời, sốc nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vậy phác đồ điều trị sốc nhiễm trùng Bộ Y tế bao gồm những gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!
Sốc nhiễm trùng (sốc nhiễm khuẩn) là tình trạng cơ thể mất phản ứng điều hòa với sự nhiễm trùng do nhiễm trùng huyết. Hậu quả là làm rối loạn chức năng của các cơ quan như hô hấp, tim mạch,... và đe dọa tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân gây sốc nhiễm trùng là do vi khuẩn xâm nhập vào máu từ một số vị trí nhiễm khuẩn như:
Để đánh giá nguy cơ sốc nhiễm trùng, các bác sĩ dựa trên một số thang điểm như qSOFA, SOFA. Khi qSOFA ≥ 2 hoặc SOFA ≥ 2 thì bệnh nhân có nguy cơ cao bị sốc nhiễm khuẩn.
Trên lâm sàng, người bị sốc nhiễm trùng thường có các dấu hiệu sau:
Vậy phác đồ điều trị sốc nhiễm trùng Bộ Y tế như thế nào? Mời bạn tham khảo phần tiếp theo của bài viết.
Phác đồ điều trị sốc nhiễm trùng Bộ Y tế được chia thành nhiều giai đoạn:
Cho bệnh nhân thở oxy để đảm bảo phân áp oxy SpO2 > 92%. Ngoài ra, bác sĩ có thể cân nhắc đặt nội khí quản sớm và thở máy cho bệnh nhân nếu bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn ý thức, nhịp tim hoặc SpO2 không cải thiện với việc thở oxy.
Khi bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, các bác sĩ phải nhanh chóng tiến hành hồi sức để đảm bảo sự sống cho bệnh nhân dựa trên nguyên tắc:
Các bác sĩ có thể bồi thể tích tuần hoàn bằng 1000ml dịch NaCl 0.9%, Ringer lactat hoặc 500ml dịch keo trong vòng 30 phút - 1 giờ đầu. Sau đó, điều chỉnh dựa theo đánh giá lâm sàng và mức độ đáp ứng của bệnh nhân. Điều này nhằm mục đích đảm bảo đủ thể tích tuần hoàn mà không gây phù phổi cấp, giúp duy trì các thông số quan trọng cho sự sống cửa người bệnh.
Duy trì áp lực tĩnh mạch trung tầm từ 8 - 12cmH20 hoặc có thể cao hơn nếu đang thông khí nhân tạo hoặc bệnh nhân có bệnh lý tim từ trước đó.
Khi đã bù đủ dịch, các bác sĩ có thể dùng thuốc vận mạch để đảm bảo chức năng tim mạch (chú ý, chỉ dùng thuốc vận mạch khi đã bù đủ dịch).
Ngoài các thuốc trên, Hydrocortison cũng có thể được sử dụng khi sốc kém đáp ứng với các thuốc vận mạch. Liều dùng thông thường là 50mg mỗi 6 giờ. Sau đó, giảm liều và dừng khi bệnh nhân đã hết sốc. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng Hydrocortison vì nó có thể làm nhiễm khuẩn tiến triển nặng hơn và gây tăng đường huyết.
Bên cạnh đó, khi việc tưới máu mô đã được giải quyết và bệnh nhân không gặp phải các tình huống như thiếu máu cơ tim cục bộ, oxy máu giảm nặng, bệnh thiếu máu cơ tim thì có thể tiến hành truyền máu khi Hb <7g/dL (mục tiêu cần đạt là từ 7 - 9g/dL). Và chỉ truyền tiểu cầu khi tiểu cầu <10.000/mm3 trong trường hợp không chảy máu rõ ràng, hoặc tiểu cầu <20.000/mm3 nếu người bệnh có nguy cơ chảy máu.
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy bệnh phẩm để xét nghiệm vi sinh và làm kháng sinh đồ. Việc sử dụng kháng sinh được chỉ định dựa theo nguyên tắc:
Việc phối hợp kháng sinh sẽ được thực hiện khi:
Lưu ý, khi sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân suy thận, bác sĩ cần phải tính toán lại liều, giảm liều nếu cần. Thông thường, không cần giảm liều đầu, chỉ bắt đầu giảm liều từ các liều tiếp theo.
Kiểm soát đường huyết bằng insulin để duy trì đường máu từ 7 - 9mmol/l.
Để phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng Heparin phân tử lượng thấp như Enoxaparin với liều 1mg/kg (lưu ý giảm liều ở bệnh nhân suy thận).
Tóm lại, phác đồ điều trị sốc nhiễm trùng Bộ Y tế bao gồm việc duy trì hô hấp, tuần hoàn cho bệnh nhân và sử dụng kháng sinh để loại bỏ nguyên nhân gây sốc. Lưu ý rằng những thông tin về phác đồ điều trị nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định điều trị thực tế từ bác sĩ. Bệnh nhân và người nhà cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định từ bác sĩ để điều trị tình trạng sốc nhiễm trùng. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ có ích với bạn.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.