Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị dị ứng thuốc nhuộm tóc bao lâu thì khỏi?

Ngày 02/04/2018
Kích thước chữ

Nhuộm tóc là sở thích của nhiều người thể hiện cá tính và phong cách cá nhân theo màu tóc và xu hướng vẻ đẹp hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người lại có cơ địa dị ứng thuốc nhuộm tóc. Hãy cùng tìm hiểu bị dị ứng thuốc nhuộm tóc bao lâu thì khỏi trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Sau khi nhuộm tóc một số bệnh nhân xuất hiện tình trạng da đầu nóng rát, châm chích khó chịu. Đây có thể là biểu hiện của dị ứng thuốc nhuộm tóc.

Nguyên nhân gây bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc

Hoạt chất paraphenylendiame (viết tắt là PPD) có trong hơn 5.000 loại hóa chất thường được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc. Hoạt chất này đã được sử dụng với các chất oxy hóa hydrogen peroxide và tạo ra các phân tử colourant. Đây chính là lý do chính dẫn tới sự mẫn cảm và gây các phản ứng dị ứng trên da đầu. Chúng làm cho da bị phồng rộp, lở loét và nếu không điều trị đúng cách sẽ để lại sẹo.

Các hoạt chất như là amoniac- 1 loại chất kích thích có thể gây tử vong nếu dùng liều cao, hydrogen peroxide - chất gây tổn hại đến phổi nếu hít phải ở liều cao hay ethoxydiglyco – chất dung môi gây kích ứng lên da, tác nhân làm tổn thương da nghiêm trọng.

Phải làm gì khi bị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc? 1
Một số hoạt chất có trong thuốc nhuộm như amoniac, hydrogen peroxide gây phản ứng dị ứng trên da đầu

Dấu hiệu biểu hiện của bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc

Dị ứng với thuốc nhuộm có thể dẫn đến phản ứng của hệ miễn dịch với một số thành phần trong thuốc. Những phản ứng này có thể gây nên những biểu hiện như châm chích hoặc cảm giác nóng rát trên da đầu, mặt, hoặc cổ, sưng phồng, ngứa, da phát ban đỏ, thậm chí là sưng mí mắt, môi, tay hoặc chân. Một số trường hợp, sau khi được thăm khám và kiểm tra, bác sĩ phát hiện bệnh nhân không chỉ gặp vấn đề do dị ứng thuốc nhuộm mà còn mắc phải tình trạng nhiễm trùng và được chẩn đoán mắc bệnh viêm da tróc vảy toàn thân hoặc bệnh đỏ da toàn thân.

Khi bị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc, người nhuộm sẽ có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu trên da đầu cũng như các vùng da xung quanh đầu. Các vùng ấy bắt đầu ửng đỏ, sưng nề và có mụn nước li ti. Khi các mụn nước này vỡ ra thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào và gây bệnh nguy hiểm cho cơ thể.

Các loại thuốc nhuộm tóc còn có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến tóc ngoài phản ứng trên như gây rụng tóc, viêm da, lở loét các vùng da đầu, thậm chí còn có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh ung thư.

Phải làm gì khi bị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc? 2
Bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc có biểu hiện rõ ràng là da đầu ngứa rát, khó chịu

Phải làm gì khi bị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc?

Để giải quyết tình trạng bị dị ứng thuốc nhuộm tóc, bệnh nhân thường được điều trị bằng kháng sinh, thuốc kháng viêm và thuốc kháng dị ứng qua đường uống. Trong trường hợp tình trạng không cải thiện, bệnh nhân có thể cần phải sử dụng kháng sinh qua đường truyền. Các vùng da bị tổn thương được điều trị bằng cách sử dụng thuốc chấm và thuốc bôi. Đồng thời, để giảm tình trạng gàu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc gội trị gàu. 

Ngoài ra, nếu không may bị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc, bạn nên làm những bước dưới đây để sớm khắc phục tình hình:

  • Cắt tóc ngắn để loại bỏ tối đa những hóa chất còn ở trên đầu.
  • Ngưng dùng hóa chất lên da dầu và đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu, để kiểm tra kĩ hơn.

Lưu ý: Cách trị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc bằng thuốc corticoid chỉ được dùng trong thời gian ngắn, nếu quá lạm dụng sẽ dẫn mỏng da, teo da hoặc nặng hơn là nhiễm trùng.

Chú ý giữ gìn vệ sinh vùng da đầu nếu bị dị ứng thuốc nhuộm thật tốt, không dùng các loại dầu gội có tính tẩy mạnh vì sẽ làm vết thương bị loét nhiều hơn.

Bị dị ứng thuốc nhuộm tóc bao lâu thì khỏi?

Tùy thuộc vào tình trạng diễn tiến của bệnh nhân bị dị ứng thuốc nhuộm tóc, và sự đáp ứng hiệu quả điều trị theo phác đồ của bác sĩ chỉ định. Có thể sau một tuần điều trị, tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc đã có sự cải thiện rõ rệt: Sưng phồng da giảm, tình trạng da đỏ và phát ban cũng giảm đi. Huyết áp bệnh nhân cũng được kiểm soát ổn định.

Bệnh đỏ da toàn thân (viêm da tróc vảy toàn thân) là tình trạng da toàn thân màu đỏ từ đầu đến chân, kèm theo da bong vảy, làm mỏng đi da, và đi kèm với các triệu chứng như phù nề toàn thân, da đỏ bong vảy khô, tiết dịch và rụng tóc. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi từ 40 đến 60. Nguyên nhân của bệnh có thể do nhiễm trùng da, vảy nến, hoặc dị ứng với thuốc…

Đáng tiếc, nhiều người bệnh đến khám trễ vì các triệu chứng ban đầu như ngứa, phát ban nhẹ chỉ xuất hiện ở một số vùng da, dễ bị bỏ qua hoặc xem nhẹ. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn, da có thể xuất hiện các vùng đỏ sưng, mở rộng nhanh chóng, kèm theo da đỏ sưng, tiết dịch. Sau vài ngày, da có thể bong vảy khô hoặc ướt, thậm chí bong vảy thành các mảng lớn, thường gặp ở lòng bàn tay, bàn chân; da đầu xuất hiện vảy dày, nhờn, được xem là tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc mắt và đường hô hấp.

Tốt nhất, khi thấy da đỏ hoặc ngứa ở bất kỳ vùng nào, hoặc nếu triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần, người bệnh nên đi khám ngay lập tức. Nếu để lâu, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến vùng da đầu.

Phòng ngừa tình trạng bị dị ứng thuốc nhuộm tóc

Để phòng ngừa tình trạng bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc, bạn nên lưu ý:

  • Chỉ nhuộm tóc trong trường hợp cần thiết, không lạm dụng và tuyệt đối không được vừa nhuộm vừa uốn tóc cùng lúc.
  • Không nhuộm tóc khi da đầu đã bị tổn thương.
  • Sử dụng các loại thuốc nhuộm có nguồn gốc rõ ràng để tránh những tổn thương không đáng có.

Trước khi nhuộm tóc,bạn nên thử phản ứng trên da bằng cách: Cho ít thuốc nhuộm vào mặt trong cẳng tay nơi vùng da non để khoảng 10 phút, nếu không có phản ứng ngứa và đỏ hay rát da ở vùng thử thì sử dụng được. Còn ngược lại, nếu da đỏ và ngứa thì phải rửa kĩ bằng nước sạch và tuyệt đối không dùng nữa.

Phải làm gì khi bị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc 3
Để an toàn nhất, bạn nên thử phản ứng trên da trước khi bôi thuốc nhuộm lên da đầu

Làm đẹp không xấu nhưng bạn phải biết làm đẹp thông minh, phù hợp để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe. Phụ nữ có thể bị các bệnh như bệnh dị ứng son môi, dị ứng mỹ phẩm,... Nếu có sở thích là nhuộm tóc thì bạn phải chắc chắn rằng mình không gặp phải căn bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.