Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Phân độ vỡ gan và phương pháp điều trị hiệu quả

Ngày 14/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chấn thương gan thường gặp trong các trường hợp chấn thương vùng bụng. Gan có thể bị vỡ do chấn thương, do va chạm hoặc xuyên thủng và nguyên nhân tự phát khác. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về triệu chứng cũng như phân độ vỡ gan.

Tổn thương gan có thể dẫn đến khối máu tụ nhỏ hoặc vết rách lớn sâu vào mô gan. Chấn thương gan có thể dẫn đến mất máu nghiêm trọng vì có một số mạch máu quan trọng trong khu vực do đó việc phân độ vỡ gan và xử lý kịp thời tùy theo mức độ là một việc vô cùng khẩn cấp và quan trọng.

Triệu chứng gan bị vỡ

Vỡ gan là một tổn thương đe dọa tính mạng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương ở gan, tình trạng mất máu mà đánh giá xem vỡ gan có nghiêm trọng hay không. Chảy máu do chấn thương gan có thể ở mức tối thiểu, tuy nhiên khi gan bị tổn thương nặng, có thể xảy ra mất máu lượng nhiều, dẫn đến sốc và tử vong.

Các bác sĩ sẽ phân độ vỡ gan như thế nào? 1
Nhiều bệnh lý có thể gây vỡ gan tự phát

Các dấu hiệu sau báo hiệu sốc trên bệnh nhân vỡ gan:

  • Nhịp thở nhanh.
  • Nhịp tim tăng.
  • Da lạnh hoặc xanh.
  • Đổ mồ hôi.
  • Lú lẫn.

Những người bị vỡ gan cũng thường cảm thấy đau và nhức ở vùng bụng, có thể kéo dài đến vai. Các triệu chứng khác của vỡ gan bao gồm buồn nôn và nôn, đặc biệt ở những bệnh nhân mang thai mắc hội chứng HELLP. Nếu xuất huyết nội nghiêm trọng, người bệnh có thể bị sưng bụng, bụng to căng cứng. Trong trường hợp chấn thương nặng ở gan, vết bầm tím quanh khu vực có thể xuất hiện.

Yếu tố nguy cơ vỡ gan

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ vỡ gan mà bạn cần biết:

  • Thai kỳ: Vỡ gan hiếm khi xảy ra khi mang thai tuy nhiên đó là một biến chứng của tiền sản giật. Vỡ gan tự phát có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị tan máu, men gan tăng cao và hội chứng tiểu cầu thấp (HELLP).
  • U máu gan: U mạch máu gan là một loại u gan phổ biến. Chúng được tạo thành từ các mạch máu được sắp xếp không đều với các kích cỡ khác nhau. Hầu hết các trường hợp u mạch máu ở gan đều không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số ít người có thể có các triệu chứng, thường là do vỡ gan, do chấn thương hoặc do tự phát. Vỡ u mạch máu ở gan không phổ biến nhưng có thể gây tử vong do tăng khả năng xuất huyết và mất máu nghiêm trọng.
  • Áp xe gan: Áp xe gan vỡ tự phát hiếm khi xảy ra nhưng có thể đe dọa tính mạng.
  • U nang gan: Việc vỡ u nang gan là hiện tượng không xảy ra thường xuyên nhưng có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nang sán do bệnh sán chó có thể gây vỡ thường xuyên hơn, với một số dữ liệu cho thấy gần một nửa số người nang sán ở gan bị vỡ.
Phân độ vỡ gan và phương pháp điều trị hiệu quả 2
Vỡ gan hiếm khi xảy ra khi mang thai tuy nhiên đó là một biến chứng của tiền sản giật

Phân độ vỡ gan

Nếu được chẩn đoán tổn thương gan, bạn sẽ được kiểm tra cẩn thận bằng những cận lâm sàng như chụp X-quang, chụp CT hoặc xét nghiệm máu để giúp tìm hiểu mức độ tổn thương gan và phân độ vỡ gan. Vỡ gan được chia thành 5 mức độ:

Độ I:

  • Khối máu tụ: Dưới bao, <10% diện tích bề mặt.
  • Vết rách: Rách bao xơ, độ sâu nhu mô <1 cm.

Độ II:

  • Khối máu tụ: Dưới bao, 10-50% diện tích bề mặt.
  • Tụ máu: Đường kính trong nhu mô <10 cm.
  • Vết rách: Vết rách bao da sâu 1-3 cm, chiều dài <10 cm.

Độ III:

  • Khối máu tụ: Dưới bao, >50% diện tích bề mặt, tụ máu dưới bao hoặc nhu mô bị vỡ.
  • Tụ máu: Trong nhu mô >10 cm.
  • Vết rách: Vết rách bao > 3 cm độ sâu nhu mô.
  • Tổn thương mạch máu với tình trạng chảy máu đang diễn ra trong nhu mô gan.

Độ IV:

  • Rách: Tổn thương nhu mô gan chiếm 25-75% thùy gan hoặc 1-3 đoạn Couinaud.
  • Tổn thương mạch máu với tình trạng chảy máu đang xâm nhập nhu từ mô gan vào phúc mạc.

Độ V:

  • Rách: Tổn thương nhu mô gan > 75% thùy gan.
  • Mạch máu: Tổn thương tĩnh mạch cạnh gan (tĩnh mạch chủ sau gan hay tĩnh mạch gan lớn trung tâm).
Các bác sĩ sẽ phân độ vỡ gan như thế nào? 2
Có thể chia thành 5 phân độ vỡ gan

Phương pháp điều trị vỡ gan

Chấn thương gan có thể lành mà không cần điều trị trong một số trường hợp. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng xảy ra và điều trị vỡ gan có thể rất phức tạp. Thông thường, những người bị vỡ gan sẽ được theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện để đảm bảo không xuất hiện thêm tổn thương nào và kiểm soát chảy máu.

Nếu tình trạng chảy máu do vỡ gan không ngừng, nhanh hoặc trở nên trầm trọng hơn, có thể cần phải truyền máu. Ngoài việc truyền máu, các bác sĩ có thể cố gắng cầm máu cho các mạch máu bằng cách tiêm vào gan các chất như keo fibrin để bịt kín các mạch máu. “Thủ thuật Pringle” là một chiến lược kiểm soát chảy máu trong trường hợp vỡ gan, trong đó thủ thuật lấy kẹp mềm kẹp ngang vùng cuống gan nhằm mục đích cầm máu, sau đó sẽ mở rộng đường rách gan để tìm cho được mạch máu và nhánh mật đứt, khâu cột cầm máu lại.

Nếu các phương pháp khác không cầm máu hoặc nếu mất máu nghiêm trọng, người bệnh thường phải phẫu thuật để cầm máu. Những ca phẫu thuật này có thể liên quan đến việc cắt bỏ một phần gan hoặc có thể liên quan đến việc ghép gan như là phương pháp cuối cùng.

Các bác sĩ sẽ phân độ vỡ gan như thế nào? 3
Người bị vỡ gan có thể phải làm phẫu thuật

Tóm lại, chấn thương gan là một tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng do đó việc chẩn đoán và phân độ vỡ gan là vô cùng cấp bách và quan trọng. Nếu bạn có những dấu hiệu, triệu chứng của vỡ gan khi vừa té ngã hay chấn thương, hãy đến các bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt để được kiểm tra và xử trí kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm