Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Phẫu thuật lông mi quặm và những điều bạn cần biết

Ngày 29/01/2024
Kích thước chữ

Bệnh lông quặm thường gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phẫu thuật lông mi quặm được coi là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị tình trạng này.

Bờ mi mắt cuộn vào trong mắt, tiếp xúc với phần giác mạc và kết mạc, gây ra tình trạng quặm mi, tạo nên cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Cùng Long Châu tìm hiểu các phương pháp phẫu thuật lông mi quặm cũng như những điều cần lưu ý để phòng ngừa sự trở lại của quặm mi trong bài viết dưới đây.

Lông mi quặm là gì?

Trước khi tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật lông mi quặm, cùng tìm hiểu sơ qua về tình trạng này. Lông mi quặm, hay còn được biết đến với tên gọi khác là quặm mi, là hiện tượng khi lông mi mọc ngược hướng so với trạng thái bình thường. 

Nói một cách khác, quặm mi là tình trạng khi bờ mi bị cuộn vào phía bên trong của nhãn cầu, làm cho lông mi cọ xát với mắt và gây ra các triệu chứng như đau, kích ứng và khó chịu. Quặm mi có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh do yếu tố quặm bẩm sinh hoặc ở người cao tuổi do quá trình lão hóa gây ra tiêu mỡ hốc mắt, làm mắt bị lõm.

Phẫu thuật lông mi quặm và những điều bạn cần biết 1
Lông mi quặm có thể do quá trình lão hoá làm tiêu mỡ hốc mắt

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, quặm mi có thể dẫn đến việc phát sinh các vấn đề nghiêm trọng như viêm kết mạc hoặc thậm chí viêm loét giác mạc, có thể gây mất thị lực do làm tổn thương giác mạc. Người bệnh khi bị quặm mí có thể gặp các triệu chứng như:

  • Cảm giác cộm xốn trong mắt.
  • Đỏ mắt.
  • Đau mắt hoặc kích ứng mắt.
  • Mắt trở nên bị nhạy cảm với ánh sáng và gió.
  • Chảy nước mắt nhiều.
  • Tiết dịch nhầy và mí mắt xuất hiện tình trạng đóng vảy nhiều.

Quặm mi thường không được coi là một vấn đề nghiêm trọng đối với mắt và có thể được giải quyết nhanh chóng bằng cách loại bỏ những sợi lông mi không bình thường. Tuy nhiên, nếu người bệnh tự ý dụi mắt nhiều và không loại bỏ hoàn toàn những lông mi quặm, mắt có thể bị tổn thương nặng và nguy cơ nhiễm trùng tăng cao. Trong trường hợp này, không chỉ sức khỏe mắt giảm sút mà thị lực của người bệnh cũng có thể bị ảnh hưởng.

Các phương pháp phẫu thuật lông mi quặm phổ biến hiện nay

Khi bị mắc phải tình trạng lông mi quặm, người bệnh không cần quá lo lắng, vì đây là một bệnh lý có thể hoàn toàn được điều trị nếu có thể xác định chính xác nguyên nhân. Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế đáp ứng hai yếu tố chính là trình độ chuyên môn của bác sĩ và sự trang bị hiện đại của thiết bị y tế. Hiện nay, có ba phương pháp phẫu thuật lông mi quặm phổ biến nhất, đó là:

Phẫu thuật lông mi quặm và những điều bạn cần biết 2
Phẫu thuật lông mi quặm là phương pháp điều trị hiệu quả tình trạng quặm mi

Phương pháp Panas

Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật bằng cách rạch da mi và bọc sụn mi cho bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ thực hiện quá trình đặt chỉ khâu sụn để mép da với sụn mi sát lại với nhau. Lưu ý rằng trong quá trình cắt sụn, có thể xảy ra chảy máu, do đó, bác sĩ cũng phải thực hiện các biện pháp kiểm soát máu hiệu quả.

Phương pháp Trabu

Đây là phương pháp phẫu thuật được áp dụng khi bệnh nhân gặp tình trạng lông mi quặm nhẹ. Phẫu thuật lông mi quặm bằng phương pháp này được tiến hành bằng cách bác sĩ sẽ lật mi và cố định mi ở vị trí mới. Sau đó thực hiện việc rạch sụn và kết mạc theo đường tương đương với bờ mi. Cuối cùng, đặt chỉ, thắt mối chỉ và băng mắt để hoàn tất quá trình phẫu thuật mi quặm.

Phương pháp Cuenod Nataf

Phương pháp phẫu thuật lông mi quặm Cuenod Nataf là lựa chọn phổ biến nhất do ít xảy ra biến chứng. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng dao phẫu thuật chuyên dụng để rạch mi mắt, sau đó tiến hành rạch da, bọc sụn, cuối cùng là thực hiện quá trình khâu và băng mắt.

Quyết định thực hiện phương pháp phẫu thuật nào sẽ phụ thuộc vào đánh giá chi tiết của bác sĩ về tình trạng cụ thể của người bệnh.

Những điều cần lưu ý để phòng ngừa sự trở lại của quặm mi

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần lưu ý thực hiện một số bước sau đây để giảm nguy cơ tái phát tình trạng quặm mi:

  • Thực hiện việc vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý, sử dụng khăn sạch và khăn cá nhân để lau mắt, đồng thời tránh việc dùng chung đồ với người khác.
  • Khi bạn tiếp xúc với môi trường nắng, bụi hoặc có các yếu tố gây kích ứng khác bạn nên sử dụng kính bảo vệ mắt. Kính bảo vệ không chỉ giúp giảm độ chói từ ánh sáng mặt trời mà còn ngăn chặn bụi, vi khuẩn và các tác nhân gây kích ứng khác từ tiếp xúc trực tiếp với mắt.
  • Cần thực hiện liệu pháp điều trị toàn diện để giải quyết các vấn đề liên quan đến mắt nếu có khả năng gây ra tình trạng quặm mí.
  • Môi trường sống xung quanh cần được duy trì sạch sẽ và trong lành để hỗ trợ quá trình phục hồi và ngăn chặn sự tái phát của tình trạng quặm mí.
Phẫu thuật lông mi quặm và những điều bạn cần biết 3
Thường xuyên vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý

Quặm mi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc lông mi cọ xát với giác mạc, và phẫu thuật được coi là phương pháp hiệu quả nhất để khắc phục vấn đề này cho đến thời điểm hiện tại.

Trên đây là những thông tin Long Châu đã chia sẻ về phương pháp phẫu thuật lông mi quặm, tuy không phải là một vấn đề mắt phổ biến và nguy hiểm, nhưng nếu bạn phát hiện có một vài lông mi bị quặm, đừng chủ quan và hãy loại bỏ chúng ngay lập tức. Sức khỏe mắt quan trọng, hãy giữ cho đôi mắt của mình luôn khỏe mạnh và thoải mái.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin