Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phẫu thuật trật khớp xương cùng đòn thường chỉ định điều trị nội khoa nếu người bệnh có nhu cầu vận động không cao, điều trị phẫu thuật phương pháp cố định nếu người bệnh có nhu cầu tập vận động sớm tầm vận động của khớp
Khi bị trật khớp cùng đòn, người bệnh thường sẽ cảm thấy đau đớn trong quá trình vận động và gặp nhiều khó khăn trong khi sinh hoạt. Vì thế cần điều trị càng sớm càng tốt đúng theo chỉ định của bác sĩ với từng mức độ khác nhau.
Đối với bệnh nhân trật khớp cùng đòn nên phẫu thuật ở mức độ nào? Có những phương pháp phẫu thuật trật khớp cùng đòn nào? Cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Khớp cùng đòn là dạng khớp động, bao xung quanh là sụn sợi nối giữa mỏm cùng vai và đầu ngoài của xương đòn. Có 2 bó dây chằng giúp cho việc giữ đầu ngoài xương đòn không bị nhô lên cao là dây chằng cùng - quạ (phía ngoài) và dây chằng đòn - quạ (bên trong).
Khi bệnh nhân rơi vào tình trạng trật khớp cùng đòn đồng nghĩa với việc gặp tổn thương bao khớp, tuy nhiên 2 bó dây chằng trên có thể bị đứt hoặc không.
Theo như thường lệ, người bị trật khớp cùng đòn trước khi điều trị sẽ được chụp X - quang khớp vai sau và trước, chụp nghiêng phần tiếp tuyến với khớp cùng đòn khoảng 10 - 15o, theo tư thế chữ Y - Y Scappular view đủ để chẩn đoán xác định và phân loại.
Tuy vậy, trên lâm sàng nghi ngờ trật cùng đòn mà trên X - quang, thông thường sẽ không gây tổn thương thì cần chụp lại khi bệnh nhân cầm vật nặng trên tay để đánh giá khớp cùng đòn khi không cầm nắm vật nặng và so sánh với bên lành.
Người bị trật khớp cùng đòn trước khi điều trị sẽ được chụp X - quang để chẩn đoán
Các đặc điểm trên X - quang: Rộng khớp cùng đòn từ 5 - 8 mm, phù nề phần mềm, không cân xứng với bên đối diện từ 2 - 4mm. Chụp CT và MRI hiếm khi chỉ định. Trường hợp chỉ định nếu thông qua X - quang và lâm sàng không có khả năng chẩn đoán hoặc có các tổn thương khác như (rách chóp xoay, mất vững khớp vai,...)
Chỉ định ở các tình trạng sai khớp cùng đòn di lệch với mức độ lớn, phẫu thuật với độ III. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị phẫu thuật có thể kể đến như:
Cố định khớp cùng đòn bằng các loại dụng cụ kết hợp xương như đinh Kirschner, nẹp móc, chỉ thép:
Là kỹ thuật bắt vít cố định từ xương đòn xuống mỏm quạ hoặc qua nội soi buộc cố định vòng chỉ siêu bền từ xương đòn xuống mỏm quạ. Chỉ sử dụng cho trật khớp xương đòn cấp tình (dưới 3 tuần)
Cố định khớp cùng đòn bằng các loại dụng cụ kết hợp xương
Đây là phương pháp ưu thế hơn đòi hỏi kỹ thuật cao, bác sĩ cần có kinh nghiệm chuyên môn vì phương pháp này yêu cầu: Đạt được cấu trúc giải phẫu của dây chằng quạ đòn, cung cấp khung sườn sinh học cho phân bố mạch máu để tạo dây chằng mới.
Kỹ thuật tái tạo khớp cùng đòn là một phương pháp áp dụng kỹ thuật tân tiến để điều trị cho các bệnh nhân trật khớp cùng đòn từ mức độ III đến độ V hoặc trong tình trạng khớp mất vững mãn tính theo di lệch tự phát dây chằng quạ đòn.
Kỹ thuật này cho phép đưa neo cố định vào xương đòn và mỏm quạ bằng 2 vòng chỉ khâu quấn mà không cần thông qua hình ảnh và nội soi. Mục đích để nắn chỉnh và cố định khớp cùng đòn bị trật với neo và chỉ khâu buộc nhiều vòng. Bác sĩ khoan một đường hầm xương đòn - mỏm quạ với dụng cụ đặc biệt và đặt neo chỉ dưới xương mỏm quạ.
Kỹ thuật này sẽ đạt kết quả tối ưu với trường hợp trật khớp ở mỏm cùng vai nhưng nhẹ hơn so với việc mở rộng một đường mổ hở dài 8cm.
Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu có đường mổ nhỏ với kích thước từ 2 - 3cm, bệnh nhân không cần trải qua một buổi phẫu thuật với sự xâm lấn lớn. Với trường hợp trật khớp cùng đòn điều trị sớm, tỉ lệ bệnh nhân phục hồi chức năng tốt trên 90%.
Trường hợp trật khớp cùng đòn điều trị sớm, tỉ lệ bệnh nhân phục hồi chức năng tốt trên 90%
Để đảm bảo người bệnh không gặp những di chứng về sau và rút ngắn thời gian điều trị. Dưới đây là một số điều trị sau phẫu thuật trật khớp cùng đòn:
Phẫu thuật trật khớp cùng đòn đối với bệnh nhân bị đứt dây chằng quạ đòn, cùng đòn và trật hoàn toàn khớp cùng đòn, đầu ngoài xương đòn nhô lên cao và bị di lệch 25 - 100% so với bên đối diện.
Điều trị trật khớp kịp thời sẽ ngăn chặn nguy cơ biến chứng và đảm bảo được chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì thế, ngay khi phát hiện các dấu hiệu trật khớp cùng đòn, người bệnh cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Bị trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi?
Cẩm Thơ
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp