Giãn dây chằng chéo trước là tình trạng dây chằng bị giãn quá mức. Tình trạng này gây ra cảm giác đau nhức, khó khăn trong vận động của người bệnh. Vậy tình trạng này có gây nguy hiểm không?
Tổng quan về giãn dây chằng chéo trước
Giãn dây chằng chéo trước là gì?
Khớp gối giữ chức năng nâng đỡ cơ thể, kết nối giữa các xương dài cũng như duy trì những chuyển động linh hoạt cho cơ thể Khớp gối là một khớp lớn và đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Khớp gối được cấu tạo nên từ 3 loại xương, bao bọc xung quanh là các dây chằng và các mô mềm.
Khớp gối giữ chức năng nâng đỡ cơ thể, kết nối giữa các xương dài cũng như duy trì những chuyển động linh hoạt cho cơ thể. Chính vì vậy, khi dây chằng ở khớp gối bị tổn thương sẽ làm cho cấu tạo ổ khớp mất tính ổn định, gây khó khăn trong đi lại.
Giãn dây chằng chéo trước khớp gối là tình trạng dây chằng chéo trước ở khớp gối bị căng giãn quá mức. Tình trạng này làm cho người bệnh đau nhức trong nhiều ngày. Ngoài ra, khớp gối bị chấn thương còn có những biểu hiện như sưng nóng, bầm tím, tấy đỏ xung quanh khu vực tổn thương. Những điều này làm cho người bệnh gặp khó khăn trong vận động.
Nguyên nhân gây giãn dây chằng chéo trước
Giãn dây chằng chéo trước là chấn thương thường gặp do một số nguyên nhân sau đây:
Chấn thương
Có đến 70% trường hợp giãn dây chằng chéo trước xảy ra do chấn thương thể thao. Chấn thương làm cho dây chằng chéo trước bị giãn quá mức dẫn đến nhưng tổn thương nặng hơn, gây đau nhức và nguy cơ đứt rách dây chằng. Bên cạnh đó, chấn thương giãn dây chằng chéo trước còn xảy ra sau một chấn thương trong lao động hay tai nạn giao thông, va đập,... tác động trực tiếp vào đầu gối.
Vận động khớp gối quá mức hoặc đột ngột
Việc vận động quá mức trong lúc chơi thể thao hoặc lao động sẽ làm cho ổ khớp hoạt động liên tục. Điều này khiến cho dây chằng chéo trước bị kéo căng và chịu áp lực lớn dẫn đến căng giãn khó hồi phục.
Bên cạnh đó, một số bộ môn thể thao đòi hỏi người chơi phải thường xuyên xoay người đột ngột, dồn lực để nhảy cao,...sẽ khiến khớp cũng như dây chằng chịu nhiều áp lực và dễ bị chấn thương.
Triệu chứng giãn dây chằng chéo trước
Đau nhức do giãn dây chằng chéo trước thường âm ỉ và kéo dài trong nhiều ngày Triệu chứng thường gặp nhất khi bị giãn dây chằng chéo trước là đau nhức khớp gối. Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà người bệnh có thể đau nhức với nhiều mức độ khác nhau. Những cơn đau có thể khiến bệnh nhân đi khập khiễng hoạc không thể cử động khớp gối.
Đau nhức do giãn dây chằng chéo trước thường âm ỉ và kéo dài trong nhiều ngày. Mức độ cơn đau tăng khi người bệnh cố gắng cử động đầu gối và đứng dậy. Cơn đau có thể được giảm nhẹ khi người bệnh nghỉ ngơi và chườm đá.
Bên cạnh cơn đau dai dẳng, tổn thương giãn dây chằng chéo trước còn phát sinh thêm nhiều triệu chứng khác như:
- Tê, cứng khớp kèm theo cảm giác yếu cơ rõ rệt.
- Hạn chế phạm vi hoạt động của khớp gối.
- Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đi lại, đứng lên hay ngồi xuống.
- Khớp gối bị tổn thương nhanh chóng nóng đỏ và sưng to.
- Xuất hiện vết bầm tím ở khu vực tổn thương do mô mềm bị va đập mạnh.
- Khớp lỏng lẻo, mất vững.
- Tiếng kêu phát ra từ khớp gối khi đi lại hoặc co duỗi.
Giãn dây chằng chéo trước có nguy hiểm không?
Tổn thương giãn dây chằng chéo trước có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh không kịp thời điều trị Giãn dây chằng chéo trước là tổn thương tương đối nguy hiểm, khó phục hồi và làm tăng nguy cơ đứt dây chằng. Tuy nhiên, nếu người bệnh được chăm sóc, điều trị và luyện tập đúng cách thì các triệu chứng có thể được kiểm soát. Đồng thời các chức năng của dây chằng chéo trước cũng được phục hồi.
Tuy nhiên, tổn thương giãn dây chằng chéo trước có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh không kịp thời điều trị. Điều này làm cho bệnh nhân đau nhiều hơn, khớp gối trở nên lỏng lẽo và giảm khả năng phục hồi.
Không chỉ vậy, tình trạng giãn dây chằng chéo trước nếu để lâu ngày hay điều trị không đúng cách còn có thể dẫn đến những biến chứng như:
- Mất tính cân bằng của hai chân, làm cho bệnh nhân đi khập khiễng.
- Teo cơ chân do ít vận động.
- Rách sụn chêm khớp gối.
- Thoái hóa khớp gối.
- Khả năng vận động, đi lại bị suy giảm.
Vì vậy, người bệnh khi có dấu hiệu chấn thương cần được thăm khám kỹ lưỡng và tiến hành điều trị. Tùy vào mức độ chấn thương, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau như tập vật lý trị liệu, đeo nẹp, phẫu thuật,... Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chú ý cẩn thận trong các hoạt động hàng ngày hay chơi thể thao để ngăn ngừa chấn thương xảy ra.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về chấn thương giãn dây chằng chéo trước. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp