Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Phế cầu khuẩn lây lan thế nào? Các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây nên

Ngày 16/10/2024
Kích thước chữ

Phế cầu khuẩn chính là một tác nhân thường được phát hiện trong tình trạng bội nhiễm hay đồng nhiễm ở bệnh nhân bị cúm, COPD, Covid 19… Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm phải phế cầu khuẩn và gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy phế cầu khuẩn lây lan thế nào?

Phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm phổi và nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác đe doạ đến tính mạng của người bệnh. Vậy phế cầu khuẩn lây lan thế nào? Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cùng bạn đọc thắc mắc trên và cung cấp thêm thông tin về các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra.

Tìm hiểu chung về phế cầu khuẩn

Phế cầu khuẩn có tên tiếng Anh là Pneumococcus hay Streptococcus pneumoniae, đây là một loại vi khuẩn gram dương, có hình ngọn nến xếp thành đôi và có 2 đầu giống nhau cùng nhìn vào nhau tạo thành hình ảnh số 8 hay mắt kính.

Kháng nguyên của phế cầu khuẩn có bản chất là Polysaccharide nên sẽ giúp nó tránh thoát khỏi quá trình thực bào của cơ thể. Dựa vào kháng nguyên vỏ, phế cầu khuẩn được phân chia thành 90 loại huyết thanh khác nhau. Trong đó, các loại huyết thanh có cấu trúc gần tương tự nhau được nhóm lại với nhau và được đánh nhãn theo thứ tự ABC, chẳng hạn như 6A, 6B… Vậy phế cầu khuẩn lây lan thế nào?

Phế cầu khuẩn lây lan thế nào?

Bệnh phế cầu khuẩn là nhóm các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn phế cầu gây ra. Vậy phế cầu khuẩn lây lan thế nào?

Theo các chuyên gia, bất kỳ ai cũng có thể nhiễm phải phế cầu khuẩn ở vùng hầu họng, từ đó dẫn đến các bệnh lý khác nhau hoặc không bị bệnh. Phế cầu khuẩn lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Do đó, những đối tượng mang mầm bệnh nhưng không mắc bệnh thì có thể lây lan loại vi khuẩn này cho những người khác thông qua giọt bắn từ miệng hoặc mũi khi thở, ho, hắt hơi, nôn hay sổ mũi… Vậy phế cầu khuẩn gây ra những bệnh lý gì?

Phế cầu khuẩn lây lan thế nào? Các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây nên 1
Phế cầu khuẩn lây lan thế nào?

Các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra

Phế cầu khuẩn chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại những di chứng lâu dài nếu không được điều trị kịp thời. Tuỳ thuộc vào cơ quan hay bộ phận nào trong cơ thể bị nhiễm bệnh mà phế cầu khuẩn sẽ gây ra bất kỳ một trong các bệnh lý nghiêm trọng sau đây:

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng viêm cấp tính tại lớp niêm mạc lót trong tai giữa. Bệnh lý này thường khởi phát sau viêm mũi - họng do Streptococcus pneumoniae gây ra (chiếm tới 40 - 50%). Trẻ nhỏ từ 6 - 18 tháng tuổi là nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa do phế cầu cao nhất.

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm tai giữa có thể kể đến như:

  • Đau tai;
  • Sốt cao;
  • Khó chịu;
  • Chảy dịch mủ trong tai;
  • Mất thính giác…

Viêm phổi

Phế cầu khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi rất nguy hiểm. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi hay người có bệnh hệ miễn dịch kém hoặc bệnh lý nền có nguy cơ cao mắc bệnh hơn cả. Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi do phế cầu như sau:

  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Ho;
  • Khó thở;
  • Thở nhanh;
  • Đau ngực;
  • Lú lẫn;
  • Kém tỉnh táo…
Phế cầu khuẩn lây lan thế nào? Các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây nên 2
Phế cầu khuẩn là một trong các tác nhân gây ra bệnh viêm phổi

Viêm màng não

Viêm màng não do Streptococcus pneumoniae là một trong những bệnh lý rất khó phát hiện và nguy hiểm nhất. Căn bệnh này có tỷ lệ đề kháng kháng sinh tương đối cao nên đã tạo ra nhiều khó khăn cũng như áp lực trong điều trị. Đồng thời, bệnh cũng có tỷ lệ tử vong rất cao và có thể để lại những di chứng nghiêm trọng cho người bệnh.

Viêm màng não do phế cầu khuẩn gây ra các triệu chứng như sau:

  • Sốt cao liên tục (39 - 40 độ C);
  • Nhức đầu;
  • Đau mỏi cơ khớp;
  • Có dấu hiệu thần kinh khu trú;
  • Liệt mặt;
  • Rối loạn tri giác nặng nề…

Nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm trùng máu do phế khuẩn cầu là một bệnh lý khá nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong lên đến 20%. Các biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng máu do phế khuẩn cầu có thể kể đến là:

  • Sốt;
  • Rét run;
  • Đau đầu;
  • Bứt rứt trong người;
  • Đau cơ;
  • Lơ mơ ngủ;
  • Phát ban ngoài da.

Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm các xoang mũi. Bệnh viêm xoang do phế khuẩn cầu có các triệu chứng đặc trưng như:

  • Đau mặt;
  • Nghẹt mũi;
  • Chảy nước mũi có màu xanh/vàng;
  • Đau đầu.

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm xoang nặng có thể tiến triển thành mãn tính, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, nhiễm trùng ổ mắt, viêm màng não, áp xe não…

Ngoài ra, phế cầu khuẩn còn có thể gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng khác như:

  • Viêm nội tâm mạc;
  • Viêm khớp nhiễm trùng;
  • Viêm phúc mạc.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh lý do phế cầu khuẩn?

Phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm. Vậy đối tượng nào có nguy cơ mắc phải các bệnh lý do phế cầu khuẩn?

Theo các chuyên gia, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh do phế cầu khuẩn. Tuy nhiên, một số người sẽ có nguy cơ nhiễm trùng hoặc gặp phải các biến chứng cao hơn so với người khác, bao gồm:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi hoặc người lớn trên 65 tuổi.
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Người mắc phải các bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường, bệnh thận, rối loạn chức năng lá lách hoặc rối loạn do lạm dụng bia rượu.
  • Người đang phải điều trị bệnh lâu dài trong bệnh viện.
  • Người sử dụng máy trợ thính.
  • Người hút thuốc lá.
Phế cầu khuẩn lây lan thế nào? Các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây nên 3
Người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc phải bệnh do phế khuẩn cầu gây nên

Biện pháp phòng ngừa bệnh lý do phế cầu khuẩn

Bên cạnh thắc mắc “phế cầu khuẩn lây lan thế nào?”, bạn đọc cũng nên nắm được những biện pháp giúp phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây nên. Cụ thể như sau:

Tiêm chủng vắc xin

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Hiện nay, có 2 loại vắc xin giúp phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm viêm phổi, viêm tai giữa và viêm màng não. Cụ thể là:

  • PCV10 (Synflorix): Có khả năng chống lại 10 loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm phổi, viêm tai giữa và viêm màng não do phế cầu.
  • PCV13 (Prevnar 13): Có khả năng chống lại 13 loại vi khuẩn gây nên bệnh viêm phổi, viêm tai giữa và viêm màng não do phế cầu.
Phế cầu khuẩn lây lan thế nào? Các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây nên 4
Tiêm vắc xin đầy đủ là biện pháp phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra

Chế độ sinh hoạt

Bên cạnh việc tiêm phòng vắc xin thì các thói quen lành mạnh cũng sẽ hỗ trợ cho hệ miễn dịch của bạn được khoẻ mạnh, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây nên. Bao gồm:

  • Tránh sử dụng thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điện tử.
  • Thường xuyên rửa tay với xà bông và nước ấm.
  • Sử dụng dung dịch khử trùng tay chứa cồn khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng.
  • Tránh tiếp xúc với người đang bị bệnh.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, chất xơ và protein nạc.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bao gồm cả việc sử dụng chất khử trùng như chlorhexidine.
  • Khi mắc bệnh thì cần điều trị đúng cách, uống nhiều nước và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ…

Trên đây là những thông tin cơ bản về phế cầu khuẩn, các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra và những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã có cái nhìn rõ nét hơn về các vấn đề liên quan đến phế cầu khuẩn và giải đáp được thắc mắc “phế cầu khuẩn lây lan thế nào?”.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin