Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tai - Mũi - Họng/
  4. Đau tai

Đau tai: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Đau tai là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khiến bố mẹ đưa con mình đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị tình trạng này. Đau tai có thể là triệu chứng của nhiễm trùng tai hoặc là dấu hiệu của một tình trạng bệnh tiềm ẩn. Đau tai nguyên phát phổ biến hơn ở trẻ em, trong khi đau tai thứ phát phổ biến hơn ở người lớn. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung đau tai

Đau tai là gì?

Đau tai được chia thành hai loại chính dựa trên nguyên nhân, bao gồm đau tai nguyên phát và đau tai thứ phát. Đau tai nguyên phát là triệu chứng xảy ra trực tiếp từ bệnh lý tai trong, tai giữa hoặc tai ngoài. Ví dụ như nhiễm trùng tai gây đau tai.

Đau tai thứ phát là tình trạng đau tai do các nguyên nhân từ ngoài tai tác động vào. Tai nhận được sự chi phối cảm giác từ một mạng lưới thần kinh phức tạp do sự phát triển trong quá trình phôi thai phức tạp của cơ quan này. Tai có cùng mạng lưới thần kinh này với các cơ quan lân cận và những cơ quan xa khác, dẫn đến nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây đau tai thứ phát (cơn đau xuất chiếu). Ví dụ như răng khôn mọc lệch có thể gây đau tai.

Triệu chứng đau tai

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau tai

Một số triệu chứng cần phải lưu ý bao gồm:

Đau tai: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 1
Đau nhói trong tai là dấu hiệu của bệnh đau tai

Biến chứng của đau tai

Tùy thuộc vào nguyên nhân của đau tai sẽ có thể dẫn đến các biến chứng khác nhau. Nếu đau tai nguyên phát, đặc biệt do nhiễm trùng tai có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng tại tai như:

  • Suy giảm thính lực: Giảm thính lực nhẹ là tình trạng khá phổ biến khi bị nhiễm trùng tai, nhưng thường sẽ cải thiện sau khi hết nhiễm trùng. Nhiễm trùng tái đi tái lại hoặc có dịch trong tai giữa cũng có thể dẫn đến giảm thính lực đáng kể hơn. Nếu có tổn thương vĩnh viễn ở màng nhĩ hoặc các cấu trúc tai giữa khác, có thể bị mất thính lực vĩnh viễn.
  • Chậm nói hoặc chậm phát triển: Nếu thính lực bị suy giảm tạm thời hoặc vĩnh viễn ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, trẻ có thể bị chậm nói, chậm phát triển kỹ năng xã hội và phát triển trí tuệ.
  • Nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác: Nhiễm trùng không được điều trị hoặc nhiễm trùng không đáp ứng tốt với điều trị có thể lan sang các cơ quan lân cận. Nhiễm trùng xương chũm - phần xương nhô ra phía sau tai, được gọi là viêm tai xương chũm. Nhiễm trùng này có thể dẫn đến tổn thương xương và hình thành các nang chứa đầy mủ. Đôi khi, nhiễm trùng tai giữa nghiêm trọng lan sang các bộ phận khác trong hộp sọ, bao gồm não hoặc màng não.
  • Thủng màng nhĩ: Hầu hết các vết rách màng nhĩ sẽ lành trong vòng 72 giờ. Trong một số trường hợp, thủng màng nhĩ lớn cần phải phẫu thuật để sửa chữa.
Đau tai: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 2
Thủng màng nhĩ

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn nếu:

  • Con bạn bị sốt cao, đau dữ dội hoặc có vẻ ốm hơn bình thường khi bị nhiễm trùng tai.
  • Con bạn có các triệu chứng mới như chóng mặt, đau đầu, sưng quanh tai hoặc yếu cơ mặt.
  • Cơn đau dữ dội đột nhiên dừng lại (đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thủng màng nhĩ).
  • Các triệu chứng (đau, sốt hoặc khó chịu) trở nên trầm trọng hơn hoặc không cải thiện trong vòng 24 đến 48 giờ.

Nguyên nhân đau tai

Nguyên nhân dẫn đến đau tai

Vòi nhĩ chạy từ tai giữa của mỗi bên tai đến thành sau họng. Vòi nhĩ giúp dẫn lưu chất lỏng được tạo ra ở tai giữa. Nếu vòi nhĩ bị tắc, chất lỏng có thể tích tụ. Điều này có thể dẫn đến áp lực phía sau màng nhĩ hoặc nhiễm trùng tai.

Đau tai ở người lớn ít có khả năng do nhiễm trùng tai. Cơn đau mà bạn cảm thấy ở tai có thể đến từ một bộ phận khác trên cơ thể, chẳng hạn như răng, khớp thái dương hàm hoặc họng. Đây được gọi là đau xuất chiếu.

Nguyên nhân chính phổ biến gây đau tai có thể bao gồm:

  • Viêm tai ngoài: Nhiễm trùng ống tai ngoài có thể do vi khuẩn hoặc vi nấm, thường được gọi là bệnh tai của người bơi lội vì đối tượng này hay mắc viêm ống tai ngoài do thường xuyên tiếp xúc trong nước hồ bơi. Hoặc cũng có thể do kích ứng ống tai do ngoáy tai bằng tăm bông, xà phòng hoặc dầu gội còn trong tai sau khi tắm.
  • Viêm tai giữa: Nhiễm trùng tai giữa thường xảy ra khi trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp trên gây tắc nghẽn và sưng vòi nhĩ. Nếu trẻ rất nhỏ thường hay kéo tai, đó có thể là dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng tai.
  • Viêm tai trong: Các triệu chứng bao gồm chóng mặt, mất thính lực, buồn nôn, nôn và chuyển động mắt nhanh không tự chủ.
  • Chấn thương tai do thay đổi áp suất: Tai bạn bắt đầu bị đau hoặc cảm thấy đầy khi bạn đi trên máy bay hoặc lặn biển. Chấn thương do áp suất có thể gây thủng màng nhĩ.
  • Dị vật kẹt trong tai hoặc ráy tai tích tụ: Tai bạn bị đau và không thể nghe rõ. Trẻ nhỏ thường tò mò sau đó nhét những vật nhỏ như thức ăn, sỏi, đồ chơi hoặc các loại hạt vào tai.
  • Rối loạn chức năng vòi nhĩ: Tai bạn bị đau hoặc cảm thấy đầy. Bạn có thể bị ù tai hoặc nghe thấy tiếng nổ lách tách trong tai.
  • Lỗ thủng ở màng nhĩ.

Nguyên nhân thứ phát phổ biến gây đau tai có thể bao gồm:

  • Viêm amidan hoặc viêm họng: Bạn hoặc con bạn bị đau họng cấp tính hoặc mạn tính.
  • Hội chứng khớp thái dương hàm (TMJ): Tai của bạn bị đau khi bạn mở miệng, nhai thức ăn hoặc ngáp.
  • Viêm xoang: Mủ và dịch viêm xoang theo vòi nhĩ vào tai giữa, gây bít tắc và viêm tai giữa.
  • Nhiễm trùng răng: Sâu răng hoặc áp xe răng có thể gây đau lan lên tai.
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
Đau tai: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 3
Viêm tai ngoài
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh đau tai

Nguyên nhân phổ biến gây đau tai là gì?

Đau tai thường do nhiễm trùng tai giữa, tích tụ ráy tai, viêm ống tai ngoài, hoặc chấn thương tai do áp suất thay đổi hoặc tiếp xúc với tiếng ồn lớn.

Triệu chứng nào cho thấy đau tai cần đi khám bác sĩ?

Làm cách nào để giảm đau tai tại nhà?

Đau tai có thể gây mất thính lực không?

Làm thế nào để phòng ngừa đau tai?

Hỏi đáp (0 bình luận)