Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phế quản đóng vai trò quan trọng đối với hệ hô hấp của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, chức năng và cách phòng ngừa các bệnh về phế quản.
Nhắc đến phế quản, người ta thường nghĩ ngay đến nhiệm vụ duy trì quá trình trao đổi khí của cơ thể. Vậy phế quản nằm ở đâu? Phế quản có chức năng gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.
Hệ hô hấp của con người được chia thành 2 phần là hệ hô hấp trên và hệ hô hấp dưới. Trong đó, phế quản thuộc vào hệ hô hấp dưới, nằm cạnh các cơ quan khác là khí quản, khí nang, màng phổi và phổi. Chúng kết hợp hài hòa với nhau để làm tốt nhiệm vụ dẫn khí, lọc khí và trao đổi khí.
Do nằm ở hệ hô hấp dưới nên vị trí của phế quản thường nằm ngang với đốt sống ngực thứ 4 và thứ 5. Bộ phận này cũng được tách thành 2 phần chính, bao gồm: Phế quản gốc phải và phế quản gốc trái. Chúng tương ứng với 2 lá phổi, liên kết với cơ quan này qua 2 rốn phổi. Vị trí phế quản tách ra còn được gọi với cái tên khác là ngã 3 khí phế quản.
Không những vậy, khi đi vào phổi, phế quản lại tiếp tục chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn, tạo thành một cây phế quản chằng chịt. Đây chính là cơ sở quan trọng để phân chia các thùy của lá phổi.
Xét về cấu tạo mô học của phế quản, hệ thống phế quản có hình dạng lăng trụ. Mặc dù kích thước ống không giống nhau xuyên suốt chiều dài của cây phế quản, nhưng nó đều được tạo thành bởi 4 lớp cơ bản. Đó là:
Lớp niêm mạc nằm bên trong cùng của phế quản. Đây cũng chính là lớp tế bào trụ giả tầng, có chứa các lông chuyển và tuyến khí quản. Khi không khí đi sâu vào bên trong phế quản, các lông chuyển có tác dụng ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn và virus gây bệnh và đẩy ra ngoài bằng phản ứng ho.
Lớp đệm của hệ thống phế quản nằm ngay sát với lớp niêm mạc, hay còn được biết đến là lớp mô liên kết thưa.
Cơ trơn có tên gọi khác là cơ Reissessen. Cơ chế hoạt động của cơ trơn là co giãn theo tín hiệu tự động từ hệ thần kinh. Từ đó, kiểm soát lượng không khí đi vào trong phổi bằng cách thay đổi khẩu kính của đường dẫn khí.
Không những vậy, cơ trơn còn được điều khiển bởi thần kinh giao cảm có tác dụng làm giãn cơ, còn thần kinh phó giao cảm sẽ làm cho cơ co lại. Ở các bệnh nhân bị hen suyễn, thần kinh phó giao cảm thường dễ trở nên nhạy cảm, dẫn đến co thắt quá mức và gây nên hiện tượng khó thở.
Lớp sụn sợi nằm ngoài cùng, có tác dụng định hình nên hình dạng của phế quản. Đồng thời, nó còn đóng vai trò chính trong quá trình dẫn khí đi vào phổi. Tuy nhiên, các tiểu phế quản nhỏ sẽ không còn lớp sụn sợi bao bọc bên ngoài.
Thông thường, người ta thường biết đến phế quản với chức năng chính là hô hấp. Bên cạnh đó, khi kết hợp với hoạt động của hệ thần kinh thực vật, phế quản còn có vai trò dẫn khí, bảo vệ phổi và phát âm. Cụ thể:
Phế quản có cấu tạo là các ống dẫn khí vào 2 lá phổi thông qua đường hô hấp trên là mũi, họng và thanh quản. Khi không khí đi vào bên trong phổi, lồng ngực sẽ tiếp tục co bóp và khí nang tạo ra áp suất âm để đẩy khí CO2 ra bên ngoài.
Vai trò bảo vệ phổi của phế quản được thể hiện ở các đặc điểm như:
Ở các khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam, bệnh về phế quản là một trong những loại bệnh phổ biến, có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào. Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến phế quản mà bạn cần hết sức đề phòng:
Hệ thống cây phế quản được coi là nguồn sống của toàn bộ cơ thể. Vì vậy, bạn cần áp dụng các biện pháp sau trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của phế quản nói riêng và hệ hô hấp nói chung:
Trên đây là những thông tin tổng quát nhất về vị trí, cấu tạo và chức năng của phế quản. Hãy chia sẻ kiến thức bổ ích này đến các thành viên trong gia đình và bạn bè khi chăm sóc sức khỏe nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.