Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Hệ thần kinh thực vật: Cấu tạo, chức năng và bệnh lý phổ biến

Ngày 27/12/2023
Kích thước chữ

Hệ thần kinh thực vật được xem là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống thần kinh ngoại biên. Chúng giúp cho cơ thể điều hòa quá trình sinh lý không tự ý ở huyết áp, nhịp tim, hô hấp, tiêu hóa và trạng thái hưng phấn tình dục.

Hệ thần kinh thực vật (hệ thần kinh tự chủ) là cơ quan trong cơ thể hoạt động dưới sự chi phối của bộ phận thần kinh mang tính tự động như: Hoạt động của cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa, bài tiết, mồ hôi,... và những hoạt động không dựa vào ý muốn của con người. Hệ thần kinh thực vật có cấu tạo và chức năng thế nào? Tham khảo bài viết để nắm rõ hơn về các thông tin này.

Hệ thần kinh thực vật có cấu trúc thế nào?

Hệ thần kinh thực vật (Autonomic Nervous System) còn được gọi với tên khác là hệ thần kinh tự chủ. Đây là bộ phận quan trọng của hệ thần kinh ngoại vi. Chúng cung cấp cho cơ trơn, các tuyến và liên quan đến chức năng của nhiều cơ quan nội tạng khác. Hệ thần kinh thực vật hoạt động dưới sự chi phối của bộ phận thần kinh tự động, nằm ngoài ý muốn của con người và tương tự hoạt động thần kinh của thực vật. 

Hệ thần kinh thực vật: Cấu tạo, chức năng và bệnh lý phổ biến 1
Cấu trúc và phân chia của hệ thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật được phân thành 2 hệ là hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm (hệ thần kinh phó giao cảm). Hai hệ này sở hữu vị trí, cấu tạo và chức năng khác nhau. Tuy nhiên, cả hai cùng thống nhất theo cơ sở toàn vẹn để cơ thể con người có thể thích nghi với các hoạt động sống. 

Hệ thần kinh giao cảm

Hệ thần kinh giao cảm được xem là một hệ thống chiến đấu hay chạy. Hệ này cung cấp các chức năng như sau:

  • Thúc đẩy phản ứng chiến đấu hoặc chạy nhảy của cơ thể, kích thích và tự tạo năng lượng, ức chế tiêu hóa.
  • Co mạch để chuyển máu ra khỏi đường tiêu hóa và da.
  • Gây co cơ thắt ở ruột và cơ vòng niệu.
  • Tăng cường máu di chuyển đến bộ phận cơ xương và phổi.
  • Tăng nhịp tim và làm co bóp các tế bào tim.
  • Tăng cường lưu thông dòng máu tới cơ xương.
  • Lưu thông adrenaline, kích thích giãn tiểu phế quản và hỗ trợ trao đổi oxy phế nang.
  • Co giãn đồng tử và cơ mi.
  • Hỗ trợ giãn mạch vành.
  • Kích thích cực khoái.
  • Ức chế nhu động ruột.

Hệ thần kinh đối giao cảm (hệ thần kinh phó giao cảm)

Hệ thần kinh đối giao cảm được xem là hệ thống về nghỉ ngơi, điều hòa cơ thể, vấn đề ăn uống và sinh sản. Các chức năng cụ thể như sau:

  • Tăng cường tiết nước bọt, nước tiểu và tuyến lệ ở mắt.
  • Co đồng tử và cơ mi để tăng tầm nhìn gần tốt hơn.
  • Co ở phổi, tiểu phế quản và giãn mạch máu.
  • Giảm nhịp tim và giảm co bóp các tế bào cơ tim.
  • Tăng cường việc tổng hợp glycogen ở gan.
  • Tăng nhu động và trương lực cơ ở lồng ruột.
  • Giãn cơ thắt trong ruột.

Hệ thần kinh thực vật hoạt động như thế nào?

Hệ thần kinh thực vật hoạt động thông qua việc tiếp nhận các thông tin bên ngoài môi trường hoặc từ bộ phận khác của cơ thể. Hệ thống giao cảm và đối giao cảm thường được hoạt động đối ngược nhau. Một hệ thống thực hiện nhiệm vụ kích thích cơ thể và hệ thống còn lại sẽ làm nhiệm vụ ức chế. Thông thường, các kích thích sẽ xảy ra qua hệ thống giao cảm và ức chế ở hệ đối giao cảm. 

Hệ thần kinh thực vật: Cấu tạo, chức năng và bệnh lý phổ biến 2
Quá trình hoạt động chủ yếu của hệ thần kinh

Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ có khả năng xảy ra. Cụ thể như khi hệ thần kinh giao cảm hoạt động giúp tăng huyết áp còn hệ đối giao cảm sẽ làm hạ huyết áp. Ở hệ thống tiêu hóa, hệ giao cảm có khả năng làm giảm hoạt động tiêu hóa và hệ thống đối giao cảm giúp tăng hoạt động tiêu hóa. Hai hệ thống này sẽ phân chia và phối hợp hoạt động để cơ thể điều hòa phù hợp dựa trên tình huống và các nhu cầu cụ thể.

Chức năng cơ bản của hệ thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật có chức năng điều hòa các hoạt động bên trong cơ thể người gồm có:

  • Huyết áp;
  • Phản xạ đồng tử;
  • Nhịp tim;
  • Nhịp thở;
  • Tiêu hóa;
  • Đại tiện và tiểu tiện;
  • Hoạt động tình dục;
  • Nhiệt độ cơ thể;
  • Chuyển hóa;
  • Cân bằng điện giải;
  • Sản xuất các dịch tiết ở cơ thể như mồ hôi và nước bọt;
  • Đáp ứng cảm xúc của cơ thể.
Hệ thần kinh thực vật: Cấu tạo, chức năng và bệnh lý phổ biến 3
Hệ thần kinh thực vật có những chức năng gì?

Con đường hệ thần kinh thực vật sẽ kết nối với các cơ quan khác của cơ thể đến thân não hoặc tủy sống. Bên cạnh đó, hai chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng để kết nối hệ thống thần kinh thực vật:

  • Acetylcholine: Sử dụng phổ biến trong hệ phó giao cảm và có tác dụng giúp ức chế.
  • Norepinephrine: Hoạt động chủ yếu trong hệ thống giao cảm và có tác dụng giúp kích thích cơ thể.

Rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật

Rối loạn hệ thần kinh thực vật (Autonomic nervous system disorders) là sự bất cân bằng giữa hệ thống thần kinh giao cảm và hệ thống thần kinh phó giao cảm. Về cơ bản, hai hệ thống này bị rối loạn dẫn đến triệu chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật. Cả hai hệ thống này sẽ không chịu sự chi phối của não. Chúng tự điều khiển và hoạt động tự động các bộ phận bên trong cơ thể con người. 

Triệu chứng bị rối loạn hệ thần kinh thực vật

Hiện tượng rối loạn hệ thần kinh thực vật có thể tác động phần nhỏ hoặc toàn bộ hệ thống của hệ thần kinh thực vật. Từ đó, chúng khiến cho cơ thể xuất hiện các triệu chứng bệnh khác nhau.

Hệ thần kinh thực vật: Cấu tạo, chức năng và bệnh lý phổ biến 4
Bệnh lý khi bị rối loạn hệ thần kinh thực vật

Những triệu chứng bệnh cơ bản khi cơ thể bị rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật như sau:

  • Làm chóng mặt, choáng váng đầu khi đột ngột thay đổi tư thế hoặc hạ huyết áp tư thế.
  • Vấn đề thị lực: Nhìn mờ, khó quan sát xa hoặc không có khả năng phản xạ nhanh khi gặp ánh sáng.
  • Thay đổi nhịp tim khi tập thể dục hoặc không thể tập thể dục. Do lúc cơ thể hoạt động mạnh khi tập thể dục, tim cần phải đập nhanh hơn để bơm đủ lượng máu đến não, các cơ và nhiều vùng khác.
  • Làm tiết mồ hôi bất thường, lúc tiết nhiều mồ hôi và có lúc không tiết đủ mồ hôi cho cơ thể. 
  • Xuất hiện vấn đề ở tiết niệu: Tiểu khó khăn, tiểu rắt, tiểu không tự chủ và không có khả năng làm trống bàng quang hoàn toàn.
  • Những vấn đề tình dục ở nam giới: khó xuất tinh hoặc duy trì cương.
  • Vấn đề tình dục ở phụ nữ: khô âm đạo hoặc khó đạt cực khoái.
  • Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa: Khó tiêu, ăn không ngon miệng, đầy bụng, tiêu chảy và táo bón.

Phương pháp điều trị

Để điều trị rối loạn chức năng thần kinh, trước hết cần phải giải quyết được các triệu chứng bệnh. Khi xuất hiện triệu chứng bệnh, người bệnh cần tìm được nguyên nhân và kiểm soát càng sớm càng tốt. Điều này tránh bệnh kéo dài và gây ra tình trạng rối loạn chức năng thần kinh.

Vấn đề hạ huyết áp do tư thế có thể được cải thiện bằng cách thay đổi về lối sống sinh hoạt kết hợp cùng điều trị thuốc. Một số các cách để giảm triệu chứng huyết áp tư thế như:

  • Kê cao đầu khi nằm ngủ;
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể;
  • Thêm ít muối vào chế độ ăn;
  • Đeo vớ để giảm tụ máu ở chân;
  • Thay đổi các tư thế từ từ, chậm rãi.

Trên đây là tổng hợp các thông tin khái quát cơ bản về hệ thần kinh thực vật. Hy vọng thông qua đó, độc giả có thể hiểu biết rõ hơn về hệ thần kinh này cũng như cấu tạo, cách thức hoạt động và chức năng của nó. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin