Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Khí quản: Vị trí, chức năng và các căn bệnh liên quan

Ngày 30/01/2024
Kích thước chữ

Khí quản là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng của hệ hô hấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về chức năng và cách bảo vệ sức khỏe của khí quản cũng như hệ hô hấp.

Hiện nay, số lượng người mắc các bệnh lý về khí quản ngày càng tăng lên nhanh chóng. Điều này khiến cho nhiều không khỏi băn khoăn về chức năng, vai trò cũng như cách phòng ngừa các căn bệnh về khí quản. Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề này, hãy để Nhà thuốc Long Châu giúp bạn giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Khí quản là gì?

Khí quản có cấu tạo như một chiếc ống dài, uốn cong thành hình chữ U, nối liền thanh quản với hai lá phổi. Ở hầu hết những người trưởng thành, khí quản sẽ dài khoảng 10cm, rộng khoảng 2,5cm. Nó là một phần nhỏ tạo nên cây phế quản hoàn chỉnh.

Chức năng chính của khí quản là kiểm soát quá trình lưu thông không khí ra và vào phổi. Khí quản hoạt động chủ yếu theo cơ chế sau:

  • Khi hít vào, không khí sẽ đi vào cơ thể theo đường mũi hoặc miệng.
  • Từ đây, không khí sẽ đi xuống khí quản rồi dẫn thẳng xuống phế quản trái và phế quản phải.
  • Phế quản đưa không khí xuống phổi qua các tiểu phế quản.
  • Bên trong phổi là hàng ngàn túi nhỏ, hay còn được biết đến là các phế nang, là nơi trao đổi oxy để lấy carbon dioxide.
  • Ngược lại, khi thở ra, cơ thể tiếp tục chuyển động ngược lại để đào thải khí carbon dioxide ra ngoài.
  • Mắc các bệnh về đường hô hấp, bao gồm: Viêm phổi, xơ phổi, hen suyễn, COPD,...
Khí quản: Vị trí, chức năng và các căn bệnh liên quan 1
Khí quản có hình dạng giống như một cái ống dài 

Các bệnh lý liên quan đến khí quản

Khí quản là một trong những bộ phận hoạt động liên tục. Vì vậy, nó cũng trở nên vô cùng nhạy cảm do thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân từ bên ngoài. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến nhất liên quan đến chấn thương khí quản:

  • Viêm khí quản: Là bệnh lý gây ra do người bệnh bị cảm lạnh hoặc tiếp xúc với các loại vi khuẩn, virus.
  • Hẹp khí quản: Tình trạng này thường xảy ra ở những người có tiền sử bị viêm đường hô hấp. Nó gây ra các vết sẹo ở khí quản, gây hẹp khí quản và hạn chế khả năng hô hấp. Bệnh lý này có thể được điều trị bằng cách nội soi hoặc phẫu thuật.
  • Rò khí quản: Đây là hiện tượng trên khí quản xuất hiện các lỗ rò, khiến cho thức ăn ở thực quản lọt vào khí quản.
  • Tắc nghẽn khí quản: Tình trạng tắc nghẽn khí quản chỉ xảy ra khi bên trong khí quản xuất hiện các khối u hoặc dị vật chèn ép vào đường thở, ngăn không cho không khí lưu thông. Cách điều trị hiệu quả cho trường hợp này là phẫu thuật mở khí quản hoặc đặt nội khí quản.
  • Nhuyễn khí quản: Bệnh xảy ra thường do dị tật bẩm sinh, khiến cho sụn khí quản trở nên mềm, và yếu hơn bình thường. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bệnh bị nhuyễn khí quản do chấn thương hoặc hút thuốc.
  • Ung thư khí quản: Các khối u ác tính phát triển ở khí quản. Mặc dù vậy, tỷ lệ mắc bệnh ung thư khí quản là rất nhỏ.
Khí quản: Vị trí, chức năng và các căn bệnh liên quan 1
Các bệnh lý về khí quản thường rất phổ biến ở mọi lứa tuổi 

Dấu hiệu bị bệnh tại khí quản

Khí quản rất nhạy cảm nên chỉ cần một tác động nhỏ, bạn cũng có thể ngay lập tức cảm nhận được các triệu chứng bất thường. Cụ thể:

  • Ho khan, ho dai dẳng;
  • Khó thở, thở khò khè, nhịp thở ngắn, gấp;
  • Da chuyển màu xanh xao hoặc tím tái;
  • Dịch tiết ra từ đường thở có bồ hóng, bụi hoặc tro;
  • Phát ban đỏ;
  • Ure huyết tăng cao bất thường;
  • áp xe phổi hoặc amidan;
  • Sưng lưỡi;
  • Khó nói, mất tiếng;
  • Mắc các bệnh về đường hô hấp, bao gồm: Viêm phổi, viêm phế quản, xơ phổi, hen suyễn, COPD,...
Khí quản: Vị trí, chức năng và các căn bệnh liên quan 3
Bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang để xác định bệnh về khí quản 

Các phương pháp chẩn đoán bệnh về khí quản

Khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường về khí quản, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt để tránh bệnh tiến triển nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này, bác sĩ sẽ có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến sau:

  • Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng: Bác sĩ sẽ thăm hỏi về triệu chứng của người bệnh, tiểu sử mắc bệnh và chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng có liên quan.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp này hoạt động theo cơ chế quét hình ảnh của khí quản để xác định chính xác khối u, độ thu hẹp của khí quản cũng như tình trạng của các hạch bạch huyết xung quanh.
  • Nội soi phế quản: Xét nghiệm này cho phép bác sĩ quan sát các khối u khí quản nếu có.
  • Kiểm tra chức năng phổi: Phương pháp này được sử dụng để đo lường mức độ hoạt động của phổi. Nếu hệ thống khí quản xảy ra tình trạng tắc nghẽn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị sao cho phù hợp.
Khí quản: Vị trí, chức năng và các căn bệnh liên quan 4
Tùy vào các triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm phù hợp 

Làm sao để phòng ngừa các bệnh về khí quản?

Để giữ cho phổi, khí quản và hệ hô hấp nói chung được khỏe mạnh, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh như sau:

Về chế độ dinh dưỡng

Để bảo vệ sức khỏe của khí quản, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, điều độ và đầy đủ dưỡng chất. Tốt nhất, bạn nên chú trọng một số quy tắc quan trọng trong ăn uống như: 

  • Ăn thức ăn mềm, dễ nhai nuốt, ăn từ tốn.
  • Tránh xa các loại thức ăn cay, nóng, gây kích thích.
  • Kiểm tra kỹ thành phần của các loại thức ăn nếu bạn mắc bệnh dị ứng.
  • Tránh xa rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Kiểm soát trẻ chặt chẽ khi cho trẻ tự ăn.
  • Cắt nhỏ thức ăn trong các bữa ăn của trẻ.

Về chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt hàng ngày của bạn cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của khí quản nói riêng và hệ hô hấp nói chung. Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn phòng ngừa các tổn thương khí quản một cách hiệu quả:

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế căng thẳng.
  • Cai thuốc lá và hạn chế hút thuốc tự động.
  • Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
  • Sử dụng máy hút mùi và máy lọc không khí.
  • Đeo khẩu trang chuyên dụng khi phải tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc đến những nơi bị ô nhiễm không khí.
  • Tránh xa khói bụi, phấn hoa khi mắc bệnh dị ứng.
  • Để đồ dụng và vật dụng nhỏ tránh xa tầm tay của trẻ em.
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch.
  • Đi lại chậm rãi, cẩn thận khi lao động, làm việc và tham gia giao thông.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Khí quản: Vị trí, chức năng và các căn bệnh liên quan 5
Tốt nhất, bạn nên đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh khói, bụi 

Hy vọng qua bài viết dưới đây, bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về khí quản. Nếu phát hiện hệ hô hấp xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời nhé!

Xem thêm: Những điều bạn cần biết về bệnh lý nhuyễn sụn khí quản

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin