Quy trình làm răng sứ diễn ra như thế nào? Cần chú ý điều gì?
Ngày 12/03/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Làm răng sứ là một trong những dịch vụ được nhiều người ưu tiên thực hiện hiện nay. Bởi bọc răng sứ sẽ đem lại sự cải thiện đáng kể về mặt thẩm mỹ cũng như bảo vệ được chức năng ăn nhai. Vậy quy trình làm răng sứ thế nào là thắc mắc mà nhiều người đặt ra.
Sức khỏe răng miệng ngày một được quan tâm. Vậy nên các dịch vụ như bọc răng sứ, trồng răng nhân tạo đang rất phổ biến và là lựa chọn của nhiều người. Đặc biệt làm răng sứ cải thiện rất lớn về mặt thẩm mỹ, giúp bạn tự tin hơn. Vậy quy trình làm răng sứ thường diễn ra như thế nào?
Khi nào thì nên làm răng sứ?
Làm răng sứ được xem là phương pháp can thiệp thẩm mỹ an toàn và tân tiến hiện nay. Ngoài ra việc bọc răng sứ còn rất tốt để bảo vệ răng, đảm bảo chức năng ăn nhai không bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý răng miệng. Vậy trước khi tìm hiểu về quy trình làm răng sứ, ta cùng trả lời câu hỏi ai là người nên cần làm răng sứ?
Theo các chuyên gia, đối tượng có răng đang bị sâu, viêm tủy, có mảng vỡ lớn, răng mọc thưa, lệch, hô nhẹ là người nên bọc răng sứ. Ngoài ra nếu răng bạn đang nhiễm màu, sử dụng phương pháp tẩy trắng không hiệu quả thì cần làm răng sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Với bọc răng sứ cho răng sâu: Nếu bệnh nhân bị sâu răng thì bác sĩ sẽ chỉ định trám răng composite thẩm mỹ. Chất trám này sẽ ngăn không cho vi khuẩn, hóa chất tấn công vào trong gây hại tuỷ. Bên cạnh đó nếu chân răng vững thì bác sĩ sẽ cho bọc sứ bên ngoài để bảo vệ cùi răng thật, tránh sâu răng tấn công nặng hơn.
Bọc răng không đều: Trường hợp răng mọc lệch, mọc không đều, mọc nghiêng thì bọc răng sứ sẽ làm hàm đều, đẹp. Phương pháp này thực hiện nhanh hơn so với phương pháp niềng răng.
Bọc răng hô, móm: Làm răng sứ có thể là giải pháp can thiệp hiệu quả cho những ai đang bị hô, móm nhẹ. Khi răng chìa ra ngoài quá nhiều, bác sĩ sẽ mài đi những chiếc cùi răng thật, phần răng sứ thay thế bọc vào sẽ giúp hàm răng đều, khớp cắn đều.
Bọc răng ố vàng, nhiễm màu nặng: Người bị nghiện thuốc lá lâu năm, hay quá trình vệ sinh răng miệng không tốt thì lâu ngày răng bị nhiễm tetracycline, ố vàng làm mất thẩm mỹ. Bọc răng sứ lúc này sẽ giúp hàm răng trắng sáng trở lại.
Vậy trường hợp nào thì không nên bọc răng sứ? Đó là những ai có cấu trúc xương hàm sai lệch nặng như hô nặng, móm nặng bởi thực hiện bọc răng sứ lúc này không có tác dụng. Ngoài ra những ai có răng quá nhạy cảm, răng bị lung lay do chân răng không chắc, răng đang bị sâu, viêm nha chu và nhiễm trùng nặng thì không thể thực hiện mài cùi để bọc răng sứ.
Quy trình làm răng sứ mà bạn nên biết
Bọc răng sứ hiện nay là một trong những dịch vụ được nhiều cơ sở nha khoa thực hiện. Trước khi thực hiện làm răng sứ, bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng để chọn được địa điểm bọc răng sứ uy tín để tránh “tiền mất tật mang”. Sau đây là quy trình bọc răng sứ khoa học mà bạn cần biết:
Thăm khám và lên phác đồ điều trị
Lúc này, người muốn bọc răng sứ sẽ được khám tổng quát, chụp X - Quang để phát hiện răng sâu hoặc tình trạng viêm tuỷ. Từ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và tư vấn cho khách hàng những loại răng sứ phù hợp với tình trạng răng hiện tại và điều kiện kinh tế của khách hàng.
Vệ sinh răng miệng, lấy dấu răng
Đây là bước quan trọng trong quy trình làm răng sứ. Sau khi đã chọn được loại răng sứ sẽ làm, khách hàng sẽ được bác sĩ vệ sinh răng như cạo vôi răng, vệ sinh khoang miệng, loại bỏ tình trạng viêm nướu. Tiếp đến, khách hàng được lấy dấu răng tạm thời để làm căn cứ cho việc chế tác răng sứ.
Gây tê, mài cùi răng, gắn răng tạm
Bác sĩ bắt đầu tiến hành gây tê vùng răng sứ cần bọc, sau đó mài nhỏ thân răng thành cùi răng để làm trụ gắn sứ bên ngoài. Tiếp đến khách hàng sẽ lấy dấu cùi răng để làm răng sứ. Dấu răng được đưa về phòng chế tác để tiền hành làm răng sứ cho khách hàng. Trong thời gian chờ đợi này, khách được gắn răng tạm thời để đảm bảo tính thẩm mỹ, không bị trống răng, bảo vệ được cùi răng.
Thử và gắn tạm răng sứ
Quy trình làm răng sứ tuyệt đối không thể thiếu bước gắn tạm răng sứ. Giai đoạn này, khách hàng đến nha khoa để kiểm tra độ khít sát, hình dáng, màu sắc răng sứ. Bác sĩ sẽ hỏi về cảm giác ăn nhai ra sao để điều chỉnh vị trí răng sứ cho phù hợp. Sau khi thử, bạn tiếp tục được gắn tạm răng sứ để cảm nhận rõ ràng về trải nghiệm ăn nhai của bản thân.
Kết thúc gắn răng, tái khám định kỳ
Khi khách hàng đã hài lòng với răng sứ thì nha sĩ sẽ bắt tay vào gắn răng vĩnh viễn. Khách hàng sẽ được hướng dẫn bảo quản răng sứ, chăm sóc, vệ sinh răng miệng và hẹn lịch tái khám định kỳ 6 tháng mỗi lần.
Lưu ý gì khi làm răng sứ?
Sau khi tìm hiểu về quy trình làm răng sứ, ta cùng tìm hiểu về cách chăm sóc răng lâu bền:
Ăn uống: Nên ăn thức ăn mềm, không quá cứng hay dai. Đặc biệt hạn chế uống nước có ga và có màu để bảo vệ độ trắng sáng của răng. Tuyệt nhiên không ăn và không uống thức uống quá lạnh hay quá nóng để bảo vệ chân răng và chất liệu răng sứ.
Vệ sinh: Lúc này cần tuân thủ vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Chọn loại bàn chải có đầu lông mềm, ưu tiên dùng kem đánh răng có chứa flour. Sau mỗi bữa ăn hãy chăm dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng và máy tăm nước để lấy sạch thức ăn cặn còn lại, từ đó giúp răng không còn mảng bám.
Trên đây là những chia sẻ về quy trình làm răng sứ. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu về phương pháp can thiệp này và có cho bản thân những lựa chọn phù hợp để bảo vệ sức khỏe răng miệng bản thân.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.