Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Rạn xương có tự khỏi không? Mức độ nguy hiểm của rạn xương

Ngày 06/05/2024
Kích thước chữ

Rạn xương là một tình trạng phổ biến, thường xảy ra, đặc biệt ở các vận động viên chạy đường dài. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ các chấn thương bị lặp đi lặp lại trong quá trình vận động. Vậy rạn xương có tự khỏi không?

Ở mọi đối tượng đều có thể gặp phải tình trạng rạn xương. Điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến đời sống sinh hoạt của họ. Vậy rạn xương là gì? Nhiều người thắc mắc liệu rạn xương có tự khỏi không? Cùng theo dõi bài viết sau để biết đáp án nhé!

Rạn xương là gì?

Trước khi giải đáp thắc mắc rạn xương có tự khỏi không, chúng ta cùng nhau tìm hiểu rạn xương là gì. Rạn xương hay còn gọi là nứt xương, là tình trạng khi cấu trúc xương xuất hiện các vết nứt nhỏ hoặc bè xương bị mất liên tục. Đây là loại gãy xương không hoàn toàn, thường có rãnh nứt trên vỏ xương, điều này giúp phân biệt so với gãy xương thông thường.

Rạn xương thường xuất hiện ở các vị trí xương chịu trọng lượng của cơ thể như xương cẳng chân và xương bàn chân, bởi đó là những xương hỗ trợ quá trình đứng và di chuyển. Tuy nhiên, tình trạng rạn xương cũng có thể xảy ra ở các vị trí khác như xương vùng hông, xương cột sống thắt lưng, xương bàn tay và cổ tay do một số bệnh lý.

Rạn xương thường là một chấn thương phổ biến ở các vận động viên, người tham gia các hoạt động thể thao và lao động tay chân. Có ước tính rằng rạn xương chiếm khoảng 20% trong tổng số chấn thương trong thể thao.

Rạn xương có tự khỏi không 1
Rạn xương thường là một chấn thương phổ biến ở các vận động viên

Nguyên nhân dẫn đến rạn xương

Rạn xương thường xuất hiện sau các chấn thương do vận động quá mức về thời gian, tần suất và cường độ, gây ra áp lực dồn nén lên xương mà không cho nó đủ thời gian để phục hồi. Đây thường là kết quả của việc lặp lại cùng một hoạt động thể chất như tập luyện thể thao hoặc thực hiện công việc hàng ngày mà không có sự nghỉ ngơi đầy đủ.

Quá trình hình thành rạn xương bắt đầu với việc có phản ứng viêm trên bề mặt xương, được gọi là phản ứng căng thẳng. Điều này dẫn đến tổn thương tại một điểm trên xương. Nếu áp lực vẫn tiếp tục trước khi phản ứng này được phục hồi, xương có thể nứt và tạo ra rạn xương. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tổn thương có thể trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến gãy xương hoàn toàn. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra rạn xương, bao gồm:

  • Thực hiện thường xuyên các hoạt động thể chất mà không nghỉ ngơi đủ hoặc không khởi động cơ xương khớp trước khi tập.
  • Bắt đầu tham gia một hoạt động thể thao mới mà không được đào tạo hoặc trang bị đúng cách.
  • Tăng cường đột ngột mức độ hoạt động như tăng cường độ tập luyện hoặc thời gian tập.
  • Thay đổi bề mặt vận động như chuyển từ sàn nhà sang sàn cứng như bê tông.
  • Sử dụng giày không phù hợp với kích thước chân hoặc với hoạt động cụ thể.
  • Thực hiện lặp đi lặp lại một loạt hoạt động thể thao đòi hỏi áp lực lên xương như chạy đường dài, cầu lông, tennis, bóng chuyền, bóng rổ, đấm bốc hoặc múa ba lê.
  • Mắc các bệnh lý về xương như loãng xương hoặc ung thư xương.
  • Thiếu hụt calci và vitamin D trong cơ thể.
Rạn xương có tự khỏi không 2
Đối tượng mắc bệnh lý về xương như loãng xương có nguy cơ cao bị rạn xương

Rạn xương có tự khỏi không?

Khả năng hồi phục của tình trạng rạn xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí, kích thước, độ nghiêm trọng của rạn cũng như cơ địa và tình trạng của từng người bệnh. Một số rạn xương nhỏ có thể tự phục hồi mà không cần điều trị đặc biệt, nhất là ở người trẻ và có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, nếu rạn xương nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bạn, việc điều trị chuyên môn là cần thiết.

Sau khoảng 6 - 8 tuần, vết rạn xương thường hồi phục khi các triệu chứng sưng đau đã hoàn toàn biến mất. Trong giai đoạn này, người bệnh nên ngừng các hoạt động gây tổn thương xương để tránh tình trạng nứt tiến triển nghiêm trọng hơn hoặc nguy cơ tái phát sau này. Cần nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đánh giá và quyết định liệu pháp điều trị phù hợp nhất cho trường hợp cụ thể của bạn.

Rạn xương có tự khỏi không 3
"Rạn xương có tự khỏi không?" là thắc mắc của nhiều người

Mức độ nguy hiểm của rạn xương

Sau khi đã biết rạn xương có tự khỏi không, một vấn đề cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm đó là mức độ nguy hiểm của rạn xương. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng rạn xương có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Xương gãy không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm khớp, thậm chí cần phải can thiệp phẫu thuật. Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu đau nhức không bình thường, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám sớm và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tạm ngưng các hoạt động thể dục thể thao có thể gây chấn thương để tránh tình trạng trở nên nặng hơn.

Đối với những người mắc bệnh nền như tiểu đường, bệnh thần kinh ngoại vi khi có cảm giác đau ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân cần nên thăm khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Bài viết trên đã giải đáp về thắc mắc rạn xương có tự khỏi không. Đây là một vấn đề sức khỏe không hề nhỏ mà bạn nên đặc biệt quan tâm. Chăm sóc sức khỏe và thực hiện các biện pháp phòng tránh là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi những vấn đề liên quan đến rạn xương và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin