Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Răng ê buốt và nhức là vì sao? Cách cải thiện hiệu quả nhất?

Ngày 28/05/2022
Kích thước chữ

Tình trạng răng ê buốt và nhức thường xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn và khiến bạn khó chịu khi ăn uống. Bạn có thể cảm thấy đau nhói khi dây thần kinh của răng tiếp xúc với tác nhân ê buốt. Để cải thiện tình trạng này bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và những việc cần làm để ngăn ngừa ê buốt răng.

Răng ê buốt (răng nhạy cảm) nếu không được điều trị sớm có thể khiến các triệu chứng ê buốt tích tụ và nặng hơn, đỉnh điểm sẽ dẫn đến tình trạng viêm tủy răng, ngoài ra nó còn khiến cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng.

Răng ê buốt và nhức là như thế nào?

Răng ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm là một tình trạng răng miệng khá phổ biến khiến người bệnh khó chịu. Cảm giác ê buốt và đau nhức khi ăn một thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Mặc dù ê buốt răng không nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp, đây là biểu hiện của tình trạng viêm nướu, viêm nha chu,... 

Những chiếc răng khỏe mạnh sẽ có lớp men răng cứng bảo vệ lớp ngà răng bên trong và chân răng được bảo vệ bởi nướu. Khi men răng bị mòn, bị hỏng, sứt mẻ hoặc nướu bị tụt xuống, lớp ngà răng sẽ bị lộ ra ngoài. Lớp ngà răng có hàng nghìn ống ngà dẫn trực tiếp đến tủy răng. Khi tiếp xúc với các chất nóng, lạnh, axit sẽ khiến các dây thần kinh trong răng bị kích thích, gây đau nhức, ê buốt.

Nguyên nhân răng ê buốt và nhức

Mòn răng

Men răng là một lớp màng cứng bao bọc bên ngoài ngà và tủy răng. Mòn men răng là hiện tượng men răng bị mòn do ma sát hoặc do hóa chất. Răng bị mòn sẽ nhạy cảm hơn bình thường làm cho răng ê buốt và nhức.

Răng ê buốt và nhức là vì sao? Cách cải thiện hiệu quả nhanh nhất? 1 Men răng bị mòn dễ khiến răng ê buốt và nhức hơn trước các tác nhân bên ngoài

Sâu răng

Sâu răng là bệnh lý răng miệng liên quan đến sự phá hủy cấu trúc răng, bắt đầu từ men răng sau đó lan đến ngà răng và tủy răng. Răng ê buốt và nhức là dấu hiệu sâu răng đã lan đến ngà răng có thể cả tủy răng.

Viêm tuỷ

Ở những răng khỏe mạnh, tủy răng được bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Khi cấu trúc này bị phá vỡ do chấn thương, vi khuẩn tấn công tủy răng và làm cho tủy răng bị sưng tấy. Viêm tủy răng gây đau nhức dữ dội ngay cả khi không bị tác nhân bên ngoài kích thích.

Viêm nướu

Viêm lợi là tình trạng răng miệng liên quan đến việc tích tụ và hình thành cặn và mảng bám. Vi khuẩn trong mảng bám và các chất độc mà chúng tiết ra có thể làm kích ứng gây tấy đỏ và viêm nướu. Từ đó, răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường.

Chế độ ăn nhiều axit

Chế độ ăn uống có nhiều tính axit chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, dưa chua hoặc nước ngọt có ga có thể gây mòn răng và xuống cấp bề mặt răng dẫn đến lộ ngà răng. Nguyên nhân chính dẫn đến răng ê buốt và nhức.

Nguyên nhân làm cho răng ê buốt và nhức Chế độ ăn nhiều axit có thể gây mòn răng - Nguyên nhân gây ê buốt, nhức răng

Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Việc đánh răng không đúng cách hay đánh quá kỹ, đánh quá 3 lần một ngày hay sử dụng kem đánh răng có tính mài mòn cao làm tăng nguy cơ mòn men răng khiến răng dễ bị ê buốt.

Thói quen xấu

Một số thói quen xấu ảnh hưởng đến răng như nhai đá, ăn nhiều kem lạnh, nghiến răng khi ngủ vào ban đêm. Những thói quen này lâu dần cũng sẽ làm hỏng cấu trúc răng. Việc mòn răng có thể xảy ra trong vô thức nhưng thường gặp ở mọi lứa tuổi và thường kéo dài sẽ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Sau phẫu thuật nha khoa

Răng ê buốt và nhức có thể là do cạo vôi, trám răng hay trồng răng,... Thông thường các trường hợp ê buốt răng này sẽ thuyên giảm và biến mất sau 4 đến 6 tuần. Trong thời gian này, bạn cần phải chăm sóc răng cẩn thận và xin tư vấn từ nha sĩ để răng miệng phục hồi nhanh chóng.

Cách điều trị và chăm sóc răng ê buốt

Nếu bạn bị ê buốt răng, cách tốt nhất để điều trị là thực hiện các phương pháp chăm sóc đúng cách để các chất kích ứng không ảnh hưởng đến dây thần kinh trong răng. Nếu đang bị ê buốt răng, men răng bị mòn thì hãy thực hiện những cách chăm sóc răng miệng dưới đây:

Đánh răng đúng cách

Nhiều người nghĩ rằng chải răng mạnh có thể giúp loại bỏ mảng bám trên răng, nhưng điều này ngược lại sẽ khiến men răng bị mòn và trở nên nhạy cảm hơn. Chải răng gần đường viền nướu có thể làm mòn men răng nhanh hơn. Tốt nhất nên sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và giữ bàn chải ở góc 45º so với viền nướu sau đó chải nhẹ nhàng lên xuống. Điều này sẽ giúp men răng luôn sạch và khoẻ mạnh.

Răng ê buốt và nhức là vì sao? Cách cải thiện hiệu quả nhanh nhất? 3 Đánh răng đúng cách hạn chế mòn răng giúp răng được bảo vệ, chắc khoẻ và ngừa tình trạng răng ê buốt và nhức.

Sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm

Khi chọn kem đánh răng, cần đọc kỹ thành phần ghi trên bao bì để tránh mua phải hàng kém chất lượng, có chứa hóa chất độc hại. Các loại kem đánh răng có thành phần tự nhiên rất phù hợp cho người có răng nhạy cảm vì tính an toàn, công dụng vượt trội và có lợi cho sức khỏe.

Tránh thực phẩm có tính axit

Bánh kẹo ngọt và các nguồn carbohydrate chứa nhiều đường sẽ tấn công men răng gây ê buốt và sâu răng. Thay vào đó, bạn nên ăn các loại thực phẩm giúp giữ ẩm miệng chống lại axit và vi khuẩn tấn công men răng chẳng hạn như: Rau củ giàu chất xơ, sữa không đường, sữa chua tự nhiên. Nước bọt cũng có khả năng chống lại vi khuẩn trong miệng. Nếu bạn vừa ăn thức ăn có tính axit, đừng đánh răng ngay mà hãy chờ khoảng một giờ để men răng được ổn định rồi vệ sinh răng.

Liệu pháp Florua

Bổ sung florua vào các vùng nhạy cảm của răng để thúc đẩy men răng khỏe mạnh, giảm đau, giảm ê buốt và ngăn ngừa sâu răng. Florua thường được sử dụng ở dạng lỏng và thuốc viên. Liệu pháp này làm giảm sự phân hủy của các axit thực phẩm, tăng khả năng tái khoáng và giảm hoạt động của vi khuẩn. 

Đeo miếng bảo vệ 

Nghiến răng kéo dài sẽ khiến men răng mòn dần. Thói quen này có thể do căng thẳng, stress quá mức. Bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia về giấc ngủ để được đánh giá nhằm xác định xem bạn có gặp vấn đề về chứng ngưng thở khi ngủ hay không và bạn nghiến răng khi ngủ ở mức độ nào. Trong thời gian này, bạn nên đeo miếng bảo vệ răng hàm để tránh làm tổn thương do nghiến răng.

Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã có cái nhìn tổng quát về tình trạng răng ê buốt và nhức, nguyên nhân và cách khắc phục. Để biết chính xác nguyên nhân bạn nên đi khám và được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin