Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tại Việt Nam hiện nay có đến hơn 90% người mắc bệnh về răng miệng, mà phổ biến nhất là tình trạng sâu răng. Trong đó, rất nhiều người gặp phải tình trạng răng sâu bị nhức. Vậy phải làm sao nếu răng sâu gây đau nhức khó chịu?
Sâu răng không ảnh hưởng trực tiếp tính mạng, nhưng lại gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh. Vậy răng sâu bị nhức có nguy hiểm không? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tình trạng này là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Sâu răng là tình trạng bề mặt răng bị tổn thương vĩnh viễn. Lúc này, răng sẽ xuất hiện các lỗ nhỏ li ti. Tình trạng này được gây ra bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm: Sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng, các mảnh thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng, đồ uống chứa quá nhiều đường và vệ sinh răng miệng kém.
Răng sâu là một trong những bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới. Theo đó, những đối tượng dễ mắc phải tình trạng này nhất phải kể đến là trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Nếu sâu răng không được điều trị kịp thời, các vết hư hỏng trên răng sẽ lan rộng ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lớp cấu trúc răng. Từ đó, dẫn đến tình trạng răng sâu bị nhức, nhiễm trùng, thậm chí là mất răng.
Theo các bác sĩ nha khoa, sâu răng được hình thành trong một thời gian dài, sau khi vi khuẩn trú ngụ. Nó kết hợp với mảng bám, tạo ra chất axit ăn mòn men răng, ngà răng, cuối cùng là tấn công tủy răng.
Mảng bám cao răng là một màng dính trong suốt bao phủ lấy toàn bộ chân răng. Chúng hình thành do người bệnh ăn quá nhiều đường, tinh bột hoặc vệ sinh răng miệng kém sạch sẽ. Nếu không được loại bỏ khỏi răng, đường và tinh bột tích tụ lại sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Sau một thời gian dài, mảng bám sẽ khó loại bỏ hơn rất nhiều.
Axit được sản sinh từ việc vi khuẩn có trong mảng bám chuyển hóa đường và tinh bột trong khoang miệng. Quá trình này làm mất đi lớp khoáng chất trong men răng và mất đi chức năng bảo vệ bên ngoài răng. Sự ăn mòn này gây ra những lỗ li ti hoặc lỗ nhỏ trên men răng. Từ những vùng vùng men răng bị mòn, vi khuẩn và axit sẽ xâm nhập vào lớp tiếp theo là ngà răng.
Khi sâu răng phát triển, vi khuẩn và axit tiếp tục tấn công sâu vào cấu trúc răng. Qua lớp ngà răng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy, là nơi chứa dây thần kinh và mạch máu. Biểu hiện đặc trưng nhất là nướu bị sưng tấy và bị kích ứng. Bên cạnh đó, vết sưng lan rộng ra, dây thần kinh bị chèn ép gây đau nhức từ chân răng đến tận tủy răng.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị tình trạng răng sâu bị đau nhức. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp điều trị nào cho hiệu quả còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Cụ thể:
Nếu phát hiện sâu răng ở giai đoạn đầu, việc điều trị bằng florua sẽ giúp khôi phục men răng. Từ đó, ngăn ngừa tình trạng sâu răng phát triển nghiêm trọng thêm.
Nha sĩ sẽ tiến hành lấp đầy lỗ sâu răng bằng vật liệu nha khoa đa dạng như: GIC, Composite,... Các chất liệu này đã được Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, FDA và các cơ quan y tế công cộng khác công nhận về độ an toàn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng trường hợp dị ứng chất trám là rất hiếm gặp.
Răng bị sâu nếu không được phát hiện kịp thời thì sẽ mất đi nhiều men khỏe mạnh. Vì vậy, nha sĩ cần loại bỏ những phần răng bị hư hỏng. Sau đó, lắp mão làm từ vàng, sứ hoặc sứ kết hợp kim loại để phục hồi hình dáng và kích thước của răng như ban đầu.
Nếu chân răng, tủy răng bị chết hoặc bị thương do sâu răng, bệnh nhân sẽ được chỉ định loại bỏ dây thần kinh, mạch máu, mô và các phần răng bị mục nát. Tiếp đó, làm sạch ống tủy rồi lấp đầy ống tủy bằng vật liệu nha khoa. Biện pháp này sẽ giúp trám kín ống tủy nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập trở lại. Tùy vào tình trạng sâu răng của mỗi người mà bạn cần mão răng để phục hồi kích thước, cũng như hình dáng của răng.
Khi bị sâu răng nặng, răng hư hỏng toàn bộ thì người bệnh bắt buộc phải nhổ răng. Lúc này, nha sĩ sẽ đưa ra nhiều lựa chọn để phục hình răng. Trong đó, phổ biến nhất là trồng răng giả thay thế vào phần răng bị mất.
Để phòng ngừa tình trạng sâu răng, bạn cần áp dụng những thói quen đơn giản tại nhà như sau:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được dấu hiệu, cũng như nguyên nhân của tình trạng răng sâu bị nhức. Nếu phát hiện bản thân bị sâu răng, bạn hãy đến thăm khám nhanh chóng tại các cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị kịp thời nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.