Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng sữa không phải lúc nào cũng rụng. Có những chiếc răng sữa đồng thời là răng vĩnh viễn nhưng cũng có những chiếc răng sữa vì lý do nào đó mà không rụng theo quy luật thay răng bình thường. Vậy răng sữa không rụng do nguyên nhân nào?
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng tất cả những chiếc răng sữa nhỏ xinh đều sẽ rụng dần và được thay thế bằng chiếc răng vĩnh viễn mới chắc khỏe. Tuy nhiên, cũng có những chiếc răng sữa đồng thời là răng vĩnh viễn và cũng có những chiếc răng sữa “cố tình không rụng”. Vậy nguyên nhân và cách xử lý khi răng sữa không rụng là gì?
Răng sữa còn được gọi là răng nguyên thủy, răng trẻ em. Đây là những chiếc răng đầu tiên của mỗi người, bắt đầu mọc khi chúng ta chỉ là những em bé khoảng 6 tháng tuổi và những chiếc răng sữa sẽ hoàn thành mọc vào khoảng 2 tuổi rưỡi. Thông thường, mỗi bạn nhỏ sẽ có 20 chiếc răng sữa. Đến một giai đoạn nhất định, những chiếc răng sữa sẽ dần rụng đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Răng sữa khác gì răng vĩnh viễn? Răng sữa là những chiếc răng đầu đời, sẽ bắt đầu rụng dần khi trẻ 5 - 6 tuổi. Răng sữa rụng sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Còn răng vĩnh viễn là những chiếc răng tồn tại mãi, nếu rụng sẽ không có chiếc răng nào mọc lên để thay thế chúng.
Việc răng sữa được rụng dần và thay thế bằng một chiếc răng vĩnh viễn mới là một quy luật tự nhiên của cơ thể. Khi cơ thể ngày càng phát triển, khoang hàm răng cũng lớn dần lên. Chúng ta cũng cần có những chiếc răng khỏe hơn, to hơn, chắc chắn hơn để có thể nhai, nghiền đa dạng thực phẩm và hỗ trợ chức năng nhai, nuốt thức ăn trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, cũng có trường hợp răng sữa không rụng gây lo lắng và mang đến không ít phiền toái.
Răng sữa có thay hết không? Thực tế không phải toàn bộ 20 chiếc răng sữa mọc trong những năm đầu đời của trẻ đều thay hết. Tuy nhiên trong đó cũng có những răng sữa nào không thay, đó là chiếc răng số 6, răng số 7 của cả hàm trên và hàm dưới hay còn gọi là răng hàm lớn số 3. Đây là những chiếc răng mọc vĩnh viễn, không bị thay thế như những chiếc răng còn lại của hàm. Chúng mọc theo cơ chế đặc biệt hơn và đóng một vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai chính của cả hàm. Vì thế, nguyên nhân răng sữa không rụng có thể là do chúng là những chiếc răng số 6 và số 7 của hàm.
Ngoài ra, nếu các răng sữa khác không chịu rụng, nguyên nhân có thể là:
Trong giai đoạn trẻ chuẩn bị thay răng sữa, khoảng từ 5 - 6 tuổi, sẽ có các mầm răng vĩnh viễn mọc lên. Mầm răng vĩnh viễn này sẽ tác động vào chân răng sữa, khiến chân răng sữa tự tiêu đi. Khi chân răng sữa tiêu dần cũng là lúc chúng ta thấy răng sữa lung lay và rụng. Tuy nhiên, một số trẻ không có mầm răng vĩnh viễn tồn tại dưới răng sữa nên chân răng sữa không bị tiêu hủy. Vì thế, răng sữa không thể tự rụng như bình thường.
Có những trường hợp răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc. Đó là do mầm răng vĩnh viễn mọc lệch, không mọc thẳng vào vị trí chân răng sữa nên chân răng sữa cũng không tự tiêu. Khi đó, chúng ta sẽ quan sát thấy rõ răng vĩnh viễn mọc cạnh chiếc răng sữa, có thể là mọc ra ngoài học vào trong. Và kết quả là trẻ tồn tại cùng lúc cả răng sữa và răng vĩnh viễn.
Răng sữa không rụng không có nghĩa là chúng có thể tồn tại song hành cùng răng vĩnh viễn mãi mãi. Do răng sữa có phần men răng mỏng, chân răng ngắn hơn răng vĩnh viễn nên theo lý thuyết chúng sẽ tự rụng ngay cả khi không có lực tác động. Trong các trường hợp được theo dõi, chiếc răng sữa “cứng đầu” này sẽ tự rụng khi chúng ta khoảng 18 tuổi. Răng sữa không chịu rụng gây ra một số vấn đề như:
Trong hầu hết các trường hợp, răng vĩnh viễn mọc lệch sẽ rất dễ phát hiện ngay từ khi mầm răng mới nhú lên khỏi nướu. Lúc này, nếu bạn đưa trẻ đến gặp nha sĩ, các nha sĩ thường khuyên thực hiện biện pháp gây tê sâu để nhổ chiếc răng sữa “cứng đầu” cho trẻ. Sau khi nhổ răng sữa xong, nha sĩ sẽ tư vấn các biện pháp tiền chỉnh nha khi răng vĩnh viễn mọc đủ dài để đưa răng vĩnh viễn về đúng vị trí.
Trong trường hợp các răng bên cạnh đã thay mà có một chiếc răng sữa vẫn không chịu rụng, cũng không thấy xuất hiện răng vĩnh viễn mọc lệch thì sao? Lúc này nha sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang hàm để xác định xem trẻ có mầm răng hay không.
Nếu có mầm răng và đánh giá nguy cơ răng mọc lệch cao, nha sĩ cũng sẽ chỉ định nhổ răng sữa để tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, tránh tình trạng mọc xiên vẹo, xô lệch sau này. Trong trường hợp chụp X-quang cho thấy trẻ không có mầm răng vĩnh viễn, nha sĩ sẽ chỉ định giữ lại răng sữa để đảm nhận chức năng ăn nhai. Đến khi răng sữa này tự rụng mới tìm hướng xử lý phù hợp.
Một số trường hợp người trưởng thành có răng sữa không rụng nhưng cũng không có răng vĩnh viễn mọc lệch. Các răng sữa này sẽ suy yếu dần, không đảm bảo chức năng ăn nhai, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh răng miệng nên thường được chỉ định nhổ bỏ để tiến hành trồng răng giả. Một số trường hợp răng vĩnh viễn mọc ngầm bên dưới nướu, nha sĩ sẽ tiến hành gắp răng ngầm ra ngoài rồi mới trồng răng giả.
Răng sữa không rụng không phải tình trạng hiếm gặp. Đây cũng không phải trường hợp phức tạp khó xử lý. Vì vậy, nếu phát hiện răng sữa chưa rụng đã có mầm răng vĩnh viễn, bạn nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn phương án giải quyết phù hợp.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.