Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con: Những điều bố mẹ nên biết

Ngày 24/09/2024
Kích thước chữ

Ngày nay, trí tuệ cảm xúc (EQ) đang ngày một được đề cao trong mọi ngành nghề, mọi công việc. Vậy làm thế nào để rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con từ sớm? Bài viết sau từ Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn cách giúp trẻ hình thành, phát triển trí tuệ cảm xúc hiệu quả.

Hiện nay, sự phát triển trí tuệ không còn được định nghĩa chỉ qua chỉ số thông minh (IQ) mà còn thông qua trí tuệ cảm xúc (EQ). Để rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con hiệu quả, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp được Nhà thuốc Long Châu chia sẻ dưới đây.

Trí tuệ cảm xúc là gì?

Trước khi khám phá cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con, bố mẹ cũng cần hiểu rõ được thế nào là trí tuệ cảm xúc. Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con, chắc hẳn các ông bố bà mẹ sẽ phải đối mặt với những tình huống bất ngờ như trẻ đột nhiên quấy khóc, la hét, cáu gắt, ê a một mình, cười vang,… Đây chính là thế giới cảm xúc của trẻ, một phần thể hiện trí tuệ cảm xúc của con.

Trong 2 năm đầu đời, bé sẽ cảm thấy choáng ngợp khi bắt đầu nhận biết những tình huống phức tạp hơn, thấu hiểu và điều khiển cảm xúc của bản thân. Việc giải mã trí tuệ cảm xúc và hiểu rõ vai trò của trí tuệ cảm xúc với trẻ sẽ giúp bố mẹ có cách giáo dục, rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con hiệu quả hơn.

Vậy trí tuệ cảm xúc là gì? Trí tuệ cảm xúc (EQ) được định nghĩa là khả năng thể hiện và quản lý cảm xúc theo cách phù hợp, đồng thời trí tuệ cảm xúc cũng là khả năng tôn trọng cảm xúc của người khác. Nhìn chung, trí tuệ cảm xúc là một tập hợp các kỹ năng mà trẻ có thể bắt đầu học tập, hình thành ở mọi độ tuổi.

Rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con: Những điều bố mẹ nên biết 1
Trí tuệ cảm xúc (EQ) là khả năng thể hiện và quản lý cảm xúc phù hợp

Lợi ích khi rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con

Đã có rất nhiều nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc cho thấy đây là chỉ số thông minh rất quan trọng, đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong suốt cuộc đời của trẻ. Dưới đây là những lợi ích khi bố mẹ rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con từ giai đoạn đầu đời.

  • EQ giúp xây dựng mối quan hệ: Người có trí tuệ cảm xúc cao thường biết cách xây dựng mối quan hệ và khiến cuộc sống tốt đẹp hơn. Kỹ năng trí tuệ cảm xúc giúp trẻ kiểm soát, giải quyết tốt những mâu thuẫn, xung đột xung quanh và phát triển mối quan hệ lành mạnh, sâu sắc. Điều này cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ trong hành trình khôn lớn sau này.
  • Trẻ có EQ cao dễ thành công hơn: Một công trình nghiên cứu kéo dài suốt 19 năm được công bố trên tạp chí khoa học uy tín cho thấy các kỹ năng xã hội và trí tuệ cảm xúc của một đứa trẻ có thể dự đoán phần nào mức độ thành công của trẻ sau này. Theo đó, những đứa trẻ có khả năng chia sẻ, hợp tác ở tuổi lên 5 có khả năng thành công cao hơn những trẻ kém hợp tác, không biết cách quản lý cảm xúc và giải quyết vấn đề trong mối quan hệ.
  • EQ liên quan đến sức khỏe tinh thần: Những người có trí tuệ cảm xúc cao hơn thường ít gặp vấn đề tâm lý như trầm cảm, stress, bệnh tâm thần,... hơn người có EQ thấp.
  • EQ có liên quan và ảnh hưởng đến IQ: Trẻ em có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thường sẽ đạt kết quả tốt trong học tập, các bài kiểm tra và nhiều nghiên cứu khoa học cũng chứng minh EQ có liên quan mật thiết đến chỉ số IQ.
Rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con: Những điều bố mẹ nên biết 2
EQ có liên quan mật thiết đến IQ và ngược lại

Phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con từ sớm

Như vậy, việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con là điều quan trọng để trẻ có trí thông minh, khả năng thành công, độc lập trong suy nghĩ,… cao hơn. Vậy làm thế nào để rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con từ khi còn nhỏ? Dưới đây là một số biện pháp rèn luyện EQ cho trẻ mà bố mẹ nên tham khảo.

Gọi tên cảm xúc của trẻ

Bước đầu tiên trong hành trình rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con là “dán nhãn” được những cảm xúc của trẻ. Đôi khi trẻ con sẽ không biết chính xác cảm xúc đang diễn ra trong chúng là gì nên bố mẹ hãy giúp con nhận diện và đối mặt với những cảm xúc này.

Khi bé đang buồn vì thua cuộc trong một trò chơi, bạn có thể hỏi thăm trẻ bằng những câu hỏi như con có đang thấy thất vọng không, nếu thấy bé buồn bã, bố mẹ có thể đặt những câu hỏi định hướng để con gọi tên được cảm xúc của mình thông qua các tính từ như tức giận, buồn bã, xấu hổ, vui vẻ, đau đớn, hồi hộp,…

Thể hiện lòng cảm thông

Khi thấy bé đang buồn, nhất là khi cảm xúc của trẻ diễn biến theo hướng kịch tính, phụ huynh nên giúp con xoa dịu, quản lý cảm xúc, tránh những lời nhận xét tùy tiện khiến trẻ cảm thấy tệ hơn. Một phương pháp rất hữu hiệu để rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con là hãy đồng cảm với trẻ và thể hiện điều này bằng cách trò chuyện, tâm sự, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cảm xúc này.

Rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con: Những điều bố mẹ nên biết 3
Đồng cảm và chia sẻ là cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con từ sớm

Thể hiện cảm xúc đúng cách

Trẻ tuy nhỏ nhưng để rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con, bố mẹ vẫn cần dạy trẻ các thể hiện cảm xúc một cách phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng và tình huống cụ thể. Trước hết, bố mẹ cần làm gương cho con về hành động này, cụ thể là kiểm soát cảm xúc giận dữ, không quát mắng hoặc trực tiếp thể hiện cảm xúc trước mặt trẻ, thay vào đó cần giữ bình tĩnh, giải quyết bằng cách trò chuyện, tuyệt đối không bạo lực. Khi thấy con thể hiện cảm xúc chưa đúng lúc hoặc chưa đúng cách, bố mẹ cũng có thể trò chuyện, cho bé lời khuyên và kiên trì theo dõi sự thay đổi tiến bộ hơn của bé.

Dạy trẻ kỹ năng đối phó lành mạnh

Một khi đã rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con và trẻ đã học được cách thấu hiểu cảm xúc của bản thân, bố mẹ có thể dạy con cách đối phó với những cảm xúc đó một cách lành mạnh và phù hợp. Ví dụ như con cần biết cách bình tĩnh trong tình huống nóng giận, nên đối mặt với nỗi sợ, suy nghĩ tích cực trước khó khăn,… Những kỹ năng này có thể được tích hợp trong các tình huống cụ thể hàng ngày, phụ huynh có thể nhân cơ hội đó để hướng dẫn, rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con gắn với thực tế.

Rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con: Những điều bố mẹ nên biết 4
Thay vì la mắng, bố mẹ nên thông cảm và lắng nghe con nhiều hơn để con biết cách đối phó lành mạnh trước cảm xúc

Trên đây là một số biện pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng đã giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi dạy trẻ. Trẻ em tuy cần nhiều sự kiên nhẫn trong cách dạy dỗ nhưng các bé cũng rất biết cách quan sát, lắng nghe người lớn xung quanh nên bố mẹ hãy luôn làm tấm gương tốt cho trẻ noi theo, đặc biệt là trong cách thể hiện cảm xúc.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.