Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Rubella có phải là thủy đậu hay không?

Ngày 24/03/2018
Kích thước chữ

Đến thời điểm hiện tại thì rubella có phải là thủy đậu hay không vẫn còn là thắc mắc mà rất nhiều người tò mò muốn biết.

Đến thời điểm hiện tại thì rubella có phải là thủy đậu hay không vẫn còn là thắc mắc mà rất nhiều người tò mò muốn biết.

Rubella và thủy đậu đều là bệnh truyền nhiễm chỉ đến "hỏi thăm" chúng ta một lần duy nhất trong đời. Chúng bắt đầu với cùng những triệu chứng như sốt, phát ban khắp người. Tuy nhiên, ngoài những điểm chung đó thì hai bệnh này có gì khác nhau về dấu hiệu và cách điều trị bệnh? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Dấu hiệu bệnh rubella

Bệnh rubella là một bệnh truyền nhiễm, có tên khoa học là German measle và cũng lây lan rất nhanh qua đường hô hấp. Cụ thể, sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh từ 12-23 ngày, cơ thể bé bắt đầu sốt trên 36 độ C kèm theo các biểu hiện như: nhức đầu, mệt mỏi dẫn đến quấy khóc; chảy nước mũi trong, họng đau, có trường hợp còn đỏ cả mắt. Phát ban nổi từ mặt lan sang toàn thân. Ban có màu đỏ thành từng đốm và sần sùi. Lúc này người bệnh có cảm giác đau khớp và bị nổi hạch sau tai. Các triệu chứng này ở trẻ nhỏ thường nặng hơn trẻ lớn và người lớn. Thời kì phát bệnh trên kéo dài từ 3-4 ngày thì tự khỏi. Riêng đau khớp thì kéo dài lâu hơn. Sau khi mắc rubella lần đầu, trẻ sẽ miễn dịch với bệnh này suốt đời và không bị mắc trở lại.

Rubella có phải là thủy đậu hay không 1
Phát ban rubella có màu đỏ, thành từng đốm và sần sùi.

2. Dấu hiệu bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do siêu vi Varicella zoster gây ra, chủ yếu gặp ở trẻ em nhỏ tuổi. Sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh, bệnh nhân trải qua giai đoạn ủ bệnh từ 10-20 ngày, lúc này cơ thể người bệnh chưa có biểu hiện gì lạ. Sau thời gian đó, người bệnh có dấu hiệu sốt cao 38 – 39 độ C kèm theo đau đầu, uể oải, chán ăn, viêm họng đỏ và có hạch sau tai. Tiếp theo, cơ thể xuất hiện các nốt hồng ban đỏ và sau 1-2 ngày thì trở thành các mụn nước chứa chất dịch trong. Giai đoạn này, bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa, khó chịu nhưng tuyệt đối không được gãi để vỡ các mụn nước, vì sẽ khiến mụn mọc nhiều hơn, dễ để lại sẹo sâu và rất có khả năng gây biến chứng nguy hiểm. Nếu không có biến chứng nào xảy ra thì sau 1-2 tuần, các mụn nước bắt đầu đóng vảy, khô dần. Bệnh nhân cũng giảm sốt, đỡ mệt mỏi và hết đau bụng. Mụn nước đã đóng vảy nhanh chóng bay đi, không để lại sẹo nếu không có biến chứng của bệnh thủy đậu xảy ra.

Từ những triệu chứng của từng bệnh, chúng ta có thể kết luận rằng rubella không phải là bệnh thủy đậu và từ đó mà các biện pháp điều trị của chúng cũng khác nhau. 

Rubella có phải là thủy đậu hay không 2
Nổi mụn nước kèm sốt là những dấu hiệu của bệnh thủy đậu.

3. Phương pháp chữa bệnh rubella và thủy đậu

Điều trị rubella

Rubella là bệnh lành tính, không có biến chứng nguy hiểm nên chúng ta có thể chăm sóc bệnh nhân ngay tại nhà. Việc điều trị bệnh rubella cũng chủ yếu là điều trị các triệu chứng mà nó gây ra:

  • Cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây.
  • Bệnh nhân cần được vệ sinh mũi họng (nhỏ mũi và súc họng) hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
  • Trong trường hợp người bệnh nhức đầu nhiều hoặc đau khớp có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau.
  • Đối với trẻ nhỏ thì mẹ cần giặt khăn bằng nước ấm lau mình mẩy hàng ngày cho bé.

Chữa bệnh thủy đậu

  • Là một bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với chất dịch nên khi bị thủy đậu, việc đầu tiên là nên cách ly người bệnh tại nhà cho tới khi khỏi hẳn. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi, thoáng mát và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho người bệnh để tránh xảy ra biến chứng.
  • Cho bệnh nhân nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày kể từ lúc bắt đầu phát ban cho đến khi các nốt mụn nước đóng vảy hoàn toàn.
  • Bố trí cho người bệnh sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa.
  • Tiêu thụ các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.
  • Sử dụng dung dịch xanh Methylene để chấm lên các nốt mụn nước đã vỡ, tránh để lại sẹo xấu trên da.
  • Trường hợp bệnh nhân sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải tuyệt đối thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp mụn bị nhiễm trùng: mụn có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh.
  • Trường hợp bệnh nhân có cảm giác khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt mụn thì nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.
Rubella có phải là thủy đậu hay không 3
Trong một số trường hợp khẩn cấp, mẹ cần đưa bé đến các trung tâm y tế ngay.
Hường

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin