Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo cảnh báo của chuyên gia, sản giật biến chứng rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng cả mẹ và bé nếu không được can thiệp kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về chứng sản giật cùng cách phòng ngừa dạng tai biến sản khoa nguy hiểm này.
Thai phụ trong thai kỳ có nguy cơ bị tử vong bởi nhiều nguyên nhân, có thể do các bệnh lý hoặc tử vong do biến chứng khi mang thai lẫn sinh nở, chẳng hạn như băng huyết sau sinh, tiền sản giật – sản giật, hội chứng HELLP, nhiễm trùng sau sinh… Theo thống kê, tỷ lệ bị sản giật tại Việt Nam chiếm khoảng 10,7 – 18,4% các trường hợp tử vong ở thai phụ.
Sản giật là biến chứng của tiền sản giật nặng, xuất hiện triệu chứng là các cơn co giật nặng lẫn hôn mê sâu không rõ nguyên nhân. Cơn co giật này có thể xảy ra tại nhiều thời điểm, ví dụ như trước khi sinh, khi thai kỳ được 20 tuần, trong lúc sinh/sau khi sinh, nhất là ở phụ nữ mang thai tiền sử có dấu hiệu và triệu chứng của tiền sản giật.
Nguyên nhân chính dẫn đến sản giật ở thai phụ chính là tiền sản giật. Khi thai phụ xuất hiện các triệu chứng như co giật, hôn mê sâu… chính là đã bị sản giật.
Sự bất thường trong quá trình hình thành và chức năng của nhau thai sẽ dẫn đến nguy cơ sản giật. Khi đó, nhau thai có lưu lượng máu truyền đến không đảm bảo, gây hạn chế trong việc nuôi dưỡng thai nhi. Theo các chuyên gia, hiện tượng này có thể xuất phát từ nguyên nhân:
Huyết áp tăng cao
Biến chứng xảy ra khi huyết áp thai phụ tăng cao, lực truyền máu lên thành động mạch kém, gây ảnh hưởng không chỉ cho động mạch mà còn những mạch máu khác. Hậu quả là các mạch máu trong não và thai nhi đang lớn trong bụng bị sưng tấy. Bên cạnh đó, việc lưu lượng máu bất thường cũng cản trở khả năng hoạt động của não bộ, gây nên những cơn co giật – một trong những triệu chứng đặc trưng của chứng sản giật ở thai phụ.
Protein niệu
Protein niệu có thể gây tác hại lên chức năng thận. Chúng ta đều biết, chức năng của thận là lọc các chất thải từ máu và tạo ra nước tiểu. Tuy nhiên, thận sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng có trong máu như protein niệu (protein trong nước tiểu) để phân phối lại cho cơ thể.
Trường hợp cầu thận bị hư hỏng khiến cho protein bị rò rỉ và bài tiết vào nước tiểu. Các bác sĩ chuyên khoa có thể tìm protein bằng cách xét nghiệm nước tiểu của thai phụ.
Do tiền sản giật là căn nguyên dẫn đến sản giật nên thai phụ có thể gặp các dấu hiệu như sau:
Theo bác sĩ chuyên khoa, không phải thai phụ mắc bệnh nào cũng gặp những triệu chứng kể trên, có những trường hợp thai phụ gặp ngay các triệu chứng nguy hiểm của bệnh như co giật, hôn mê sâu, mất dần ý thức. Vì vậy, thai phụ tốt nhất nên chú ý thực hiện khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, tầm soát sớm nguy cơ, đồng thời cũng nhằm ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ nguy hiểm có thể xảy đến bất ngờ.
Hầu hết thai phụ bị tiền sản giật hoặc thai phụ đã có tiền sử mắc bệnh đều đối mặt với nguy cơ bị sản giật. Ngoài ra, các đối tượng sau đây cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sản giật bao gồm:
Như đã đề cập bên trên, tiền sản giật và sản giật trong thai kỳ đều ảnh hưởng đến nhau thai. Khi huyết áp tăng cao, lưu lượng máu qua các mạch máu giảm, nhau thai không thể hoạt động bình thường do không nhận được đủ dưỡng chất. Hậu quả là thai phụ phải chấm dứt thai kỳ sớm để bảo toàn tính mạng của cả thai phụ và thai nhi. Trẻ sinh non sẽ không thể khỏe mạnh như trẻ sơ sinh bình thường, bị nhẹ cân cũng như có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề sức khỏe khác.
Chưa kể, tình huống xấu còn khiến thai phụ đột quỵ, tử vong, thai nhi kém phát triển, sinh non và chết lưu.
Do đó, khi khám thai, những thai phụ có tiền sử hoặc được chẩn đoán tiền sản giật sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định tiến hành các xét nghiệm (xét nghiệm máu, creatinin, nước tiểu) để xác định nguy cơ tái phát hoặc tiến triển nặng. Trường hợp thai phụ chưa từng mắc bệnh, tiến hành xét nghiệm cũng sẽ giúp xác định nguy cơ thai phụ có mắc phải hội chứng này hay không.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật và sự trưởng thành của thai nhi mà đưa ra chỉ định điều trị phù hợp nhất. Cụ thể như sau:
Ở thể nhẹ
Với trường hợp bệnh ở thể nhẹ, thai phụ sẽ được chỉ định theo dõi tình trạng sức khỏe, đồng thời kết hợp dùng thuốc để ngăn chặn bệnh tiến triển thành sản giật, giữ an toàn cho thai phụ và thai nhi đến khi thai nhi đủ trưởng thành ra đời.
Ở mức độ nghiêm trọng
Trong trường hợp thai phụ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định thai phụ chấm dứt thai kỳ nếu cần thiết. Việc chấm dứt thai kỳ đồng nghĩa là thai nhi có thể được sinh sớm. Sau đó, việc chăm sóc trẻ sinh non sẽ tùy thuộc vào thời gian mang thai và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có hướng xử lý tốt nhất.
Lưu ý, việc quan trọng là phải kiểm soát huyết áp trong thời gian mang thai. Theo khuyến cáo, thai phụ có huyết áp tâm thu > 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 110mmH cần phải được điều trị hạ huyết áp. Khoảng 48 giờ sau sinh, vẫn cần kiểm soát huyết áp để tránh cho thai phụ gặp nguy cơ sản giật ở mức độ cao nhất. Đảm bảo duy trì huyết áp tâm thu < 150mmHg và huyết áp tâm trương < 100mmHg trên hai lần, đọc cách nhau ít nhất 4 giờ.
Thuốc điều trị sản giật
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống co giật để ngăn ngừa triệu chứng. Bên cạnh đó, cần sử dụng thuốc cho thai phụ trong trường hợp huyết áp tăng cao.
Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường, thai phụ cần được đưa đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị can thiệp kịp thời, tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.
Để phòng ngừa sản giật biến chứng nguy hiểm, thai phụ được khuyến cáo lưu ý những vấn đề sau đây khi được chẩn đoán tiền sản giật:
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.