Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiền sản giật nói chung và tiền sản giật dưới 37 tuần là một biến chứng sản khoa là nỗi lo của hầu hết chị em khi mang thai. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao cho cả mẹ bầu và trẻ sơ sinh.
Tình trạng tiền sản giật dưới 37 tuần gây ra do nhiễm độc thai nghén và thường phát triển sau tuần thứ 20 và thường xảy ra nhiều nhất từ tuần thứ 37 của thai kỳ. Các chuyên gia y tế khuyên các mẹ bầu nên tìm hiểu về vấn đề này để bảo vệ bản thân và thai nhi.
Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ đặc trưng bởi huyết áp cao thường gây tổn thương đến gan và thận. Hiện tượng tiền sản giật có thể xảy ra sớm khi thai kỳ ở tuần thứ 20, nhưng thường rất hiếm. Hiện tượng tiền sản giật xảy ra nhiều nhất ở sau tuần thai thứ 34, ở vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
Hiện tượng tiền sản giật cũng có thể xảy ra sau khi sinh trong vòng 2 ngày nhưng hiện tượng này ít hơn. Điều may mắn là triệu chứng có xu hướng tự mất đi sau vài tuần. Tiền sản giật chính là căn nguyên dẫn đến sản giật. Sản giật là tai biến sản khoa rất nghiêm trọng cho cả mẹ và trẻ nhỏ. Nếu như không phát hiện kịp thời và điều trị phù hợp thì có thể dẫn tới tử vong.
Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết tiền sản giật thường là tăng huyết áp thai kỳ. Tuy nhiên, ở một số thai phụ, đôi khi xuất hiện và tiến triển âm thầm. Vì vậy khi mang thai, phụ nữ cần được theo dõi huyết áp từ khi mang bầu và kiểm tra huyết áp thường xuyên trong suốt thai kỳ. Nếu như huyết áp vượt quá 140/90mmHg được ghi nhận trong 2 lần cách nhau một khoảng thời gian thì đó là có dấu hiệu bất thường.
Còn có những biểu hiện khác như protein niệu là tình trạng dư thừa protein trong nước tiểu. Có thể thay đổi về thị lực như mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng, mất thị lực tạm thời. Nhức đầu dữ dội, đau bụng trên bên phải xương sườn, buồn nôn và nôn. Giảm mức độ tiểu cầu trong máu, lượng nước tiểu giảm. Có thể có dấu hiệu tăng cân đột ngột hơn 2kg/tuần, sưng phù đặc biệt ở tay và chân…
Hiện vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân của tiền sản giật, nhưng có những nguyên nhân tiềm ẩn được cho là có liên quan như yếu tố di truyền, vấn đề mạch máu, rối loạn miễn dịch, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch…
Nếu trong gia đình có người bị tiền sản giật thì nguy cơ sẽ cao hơn. Người mắc vấn đề về mạch máu dẫn đến lượng máu dẫn lưu đến tử cung không đủ, hay chứng rối loạn huyết khối cũng có thể là nguyên nhân.
Nếu hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc có vấn đề cũng là nguyên nhân.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác dẫn đến tiền sản giật như Đái tháo đường từ trước hoặc trong thai kỳ, cao huyết áp, bệnh tim mạch mãn tính cũng là yếu tố nguy cơ của tiền sản giật. Người đã từng bị tiền sản giật ở những lần mang thai trước, đa thai, béo phì hoặc người mẹ lớn tuổi trên 35 hoặc trẻ tuổi nhỏ hơn 17 tuổi.
Tiền sản giật ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt là biến chứng tiền sản giật nặng để lại hậu quả nặng nề.
Đối với mẹ bầu: Sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất của tiền sản giật, là do mẹ bầu bị co giật mạnh làm tổn thương não, thậm chí có thể tử vong. Sản giật cũng có thể gây bong rau non, chảy máu trong gan, xuất huyết võng mạc. Khi bị bong rau non có thể gây chảy máu và choáng. Biến chứng khác khi huyết áp quá cao có thể bị tai biến mạch máu não, đột quỵ, suy tim và bong võng mạc. Có thể xảy ra biến chứng rối loạn đông máu, suy giảm chức năng gan. Tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở mẹ. Bởi vì việc điều trị này rất khó khăn và hiệu quả kém. Biến chứng suy thận cấp cũng khá nặng nề là nguyên nhân gây tử vong khá cao chiếm 23%. Biến chứng phù phổi cấp và suy tim thường xảy ra trong khi chuyển dạ hoặc một vài giờ sau sinh.
Trường hợp tử vong mẹ những nguyên nhân gây từ vong là do biến chứng của tiền sản giật chảy máu do vỡ bao gan trong hội chứng HELLP, suy thận cấp, tan huyết đông máu rải rác trong lòng mạch, phù phổi.
Đối với thai nhi: Có thể xảy ra hiện tượng suy dinh dưỡng thai nhi hay thai lưu. Tử vong sơ sinh ngay sau đẻ do chấn thương, chảy máu phổi, do ngạt, chảy máu não thất, bệnh màng trong…
Phương pháp điều trị đặc hiệu về tiền sản giật vẫn chưa có, điều trị nguyên nhân là phải ngừng thai nghén. Những điều trọ khác chỉ là điều trị triệu chứng phòng ngừa các biến chứng vì vậy phải lấy thai sớm để cứu mẹ. Việc ngừng thai nghén tức là mổ lấy con sớm. Kể cả sau khi sinh những triệu chứng của tiền sản giật vẫn còn kéo dài từ 6 tuần trở lên.
Khi được chẩn đoán tiền sản giật, bác sĩ sẽ điều trị magie sunfat để ngăn co giật tái phát.
Nếu tiền sản giật không có biểu hiện nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ thăm khám ít nhất 1 tuần/lần. Mỗi lần đều đo huyết áp, kiểm tra trạng thái không suy nhược của thai nhi. Thông thường bệnh nhân bị tiền sản giật nhẹ đều phải nhập viện ít nhất là thời gian đầu.
Khi chưa thấy tiêu chuẩn tiền sản giật với dấu hiệu nặng thì việc sinh có thể xảy ra ở tuần 37 (bằng cách kích thích). Nếu có dấu hiệu nặng được chẩn đoán thì đẻ ở tuần 34. Đặc biệt nếu có hội chứng HELLP được chẩn đoán thì đẻ ngay lập tức.
Việc chăm sóc thai kỳ đặc biệt là những sản phụ có nguy cơ cao ở nửa sau thai kỳ có thể phát hiện sớm tiền sản giật. Khi có dấu hiệu cần được đưa đến bệnh viện để có hướng xử lý để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay vẫn chưa có cách nào để ngăn ngừa chứng tiền sản giật vì vậy bác sĩ khuyến nghị một số người dùng aspirin liều thấp sau tam cá nguyệt đầu tiên để làm giảm nguy cơ.
Không có cách nào để ngăn ngừa chứng tiền sản giật. Các bác sĩ có thể khuyến nghị một số người dùng aspirin liều thấp sau tam cá nguyệt đầu tiên để giúp giảm nguy cơ.
Nên sinh con trong độ tuổi từ 20 - 35. Khi mang thai theo dõi huyết áp thường xuyên.
Nên giữ cân nặng ở mức phù hợp tránh bồi bổ quá nhiều dẫn tới béo phì.
Chế độ ăn uống trong thai kỳ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như đạm, canxi, vitamin, omega-3. Nên tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện sức khỏe.
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ tốt cho bà bầu. Cần thăm khám thai đúng định kỳ đặc biệt không bỏ qua những mốc khám quan trọng.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tiền sản giật dưới 37 tuần.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp