Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau thời gian mang nặng đẻ đau, nhiều sản phụ rất thèm các món ăn vặt khoái khẩu, chẳng hạn như bánh tráng trộn. Mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Nếu muốn ăn bánh tráng trộn thì mẹ cần lưu ý điều gì? Những chia sẻ từ nhà thuốc Long Châu sẽ giúp mẹ ăn bánh tráng trộn đúng cách hơn.
Bánh tráng trộn là một trong những món ăn vặt được nhiều chị em ưa thích bởi hương vị thơm ngon, chua chua, cay cay khó cưỡng. Trong thời gian mang thai, các mẹ luôn cố gắng ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng để thai nhi phát triển tốt. Do đó, sau khi sinh em bé, việc thèm ăn vặt là điều dễ hiểu. Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc sau sinh ăn bánh tráng trộn được không và những điều cần lưu ý khi ăn.
Để biết được câu trả lời cho thắc mắc sau sinh ăn bánh tráng trộn được không, bạn cần xem xét các thành phần trong món ăn này. Món bánh tráng trộn được làm từ các nguyên liệu:
Qua các thành phần kể trên, có thể thấy được rằng bánh tráng trộn không tốt cho sức khỏe sản phụ. Theo các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bỉm nên hạn chế ăn bánh tráng trộn ít nhất trong 6 tháng đầu sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, nếu quá thèm, mẹ có thể ăn một ít nhưng nên tự chế biến tại nhà để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Các loại bánh tráng đa phần đều được chế biến với thành phần chính là từ bột gạo, không ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và sản phụ. Ngày nay, người ta biến tấu bánh tráng thành nhiều loại khác nhau như bánh tráng tắc, bánh tráng trộn, bánh tráng muối… Mẹ bỉm chỉ nên ăn các món ăn vặt này với liều lượng rất nhỏ để thỏa mãn cơn thèm, không nên ăn quá nhiều. Dưới đây là một số tác hại cho sức khỏe nếu bạn ăn bánh tráng trộn vượt quá ngưỡng cho phép:
Bánh tráng trộn là thức ăn cay, tính nóng với các nguyên liệu tắc, muối ớt, xoài chua, đậu phộng, rau răm, hành phi, gia vị. Khi kết hợp lại trong một món ăn, chúng sẽ dễ gây nóng trong người, gia tăng tình trạng táo bón đối với mẹ sau sinh, làm mất cân bằng nội tiết tố gây nổi mụn. Đã có trường hợp, nhiều mẹ sau khi sinh bị trĩ, ợ nóng sau khi ăn quá nhiều bánh tráng trộn.
Bên cạnh đó, khi ăn bánh tráng trộn quá nhiều, sữa mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các thực phẩm mà mẹ ăn. Sữa sẽ không còn thanh mát mà thay vào đó là vị cay, mặn. Đường ruột của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm, chưa thể tiêu hóa thực phẩm cay được. Chưa kể, bé bú sữa mẹ còn gián tiếp mắc phải tình trạng nóng trong.
Các loại gia vị cay nồng trong bánh tráng trộn sẽ làm thay đổi mùi vị sữa mẹ. Trẻ có thể bỏ bú mẹ vì những mùi vị khó chịu này. Bên cạnh hành tỏi, các loại khô bò, khô mực cũng có thể gây mùi vị khác lạ cho sữa mẹ và trẻ sẽ không thích điều này.
Thêm vào đó, những thức ăn cay được cho là sẽ gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, phát ban ở các bé đang bú mẹ. Nguyên nhân là do thức ăn cay khiến đường ruột trẻ sơ sinh bị kích ứng. Ngoài ra, các bé có cơ địa nhạy cảm, không thích vị cay nồng sẽ ít bú hơn, quấy khóc ngay khi cảm nhận được sự khác lạ trong sữa mẹ.
Ở một số cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh tráng trộn hiện nay, việc chế biến thường không đảm bảo vệ sinh. Hầu hết bánh tráng trộn được bán ngoài hàng rong, di chuyển nhiều nơi, dễ bị vi khuẩn, ký sinh trùng, vi trùng và khói bụi xâm nhập. Cơ thể mẹ sau khi sinh thường có hệ tiêu hóa nhạy cảm, gây buồn nôn, tiêu chảy sau khi ăn thực phẩm nhiễm khuẩn.
Sau khi ăn bánh tráng trộn, mẹ hãy quan sát trẻ khoảng 6 tiếng. Nếu bé có biểu hiện đi ngoài nhiều hơn bình thường thì nghĩa là món ăn này không phù hợp với hệ tiêu hóa và cơ địa của trẻ.
Nhằm tránh các rủi ro tiềm ẩn tổn hại đến sức khỏe mẹ sau sinh và em bé mà chúng ta không lường trước được, mẹ hãy lưu ý những điều sau nếu muốn ăn bánh tráng trộn:
Bánh tráng trộn là món ăn vặt mà mẹ có thể ăn được nhưng với liều lượng hạn chế. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có được đáp án chi tiết nhất cho thắc mắc sau sinh ăn bánh tráng trộn được không. Bánh tráng trộn được bán ngoài hàng rong thường có nhiều vi khuẩn, khói bụi ô nhiễm. Do đó, mẹ sau sinh hãy tự làm bánh tráng trộn tại nhà để đảm bảo sức khỏe nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Hellobacsi