Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sau tiêm vắc xin cần làm gì? Tất tần tật những vấn đề bạn cần biết

Ngày 22/07/2021
Kích thước chữ

Sau tiêm vắc xin cần làm gì? Và sau khi tiêm vacxin nên ăn gì để sức khỏe nhanh chóng hồi phục? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Việc chăm sóc đúng cách và chế độ ăn uống dinh dưỡng sau tiêm vắc xin là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của vắc xin Covid 19. Vậy sau tiêm vắc xin cần làm gìsau tiêm vacxin nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Vaccine Covid-19 là gì?

Vắc xin Covid-19 là một loại chế phẩm có tính kháng nguyên giúp ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra. Cơ chế hoạt động của loại vắc xin này là giúp cơ thể sản sinh ra các kháng thể có khả năng chống lại virus Sars-Cov-2.

Các loại vắc xin phòng ngừa Covid-19 này đều phải trải qua những đợt thử nghiệm lâm sàng gắt gao và được Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt cho sử dụng khẩn cấp, được các chuyên gia y tế và sức khỏe cộng đồng trên toàn quốc khuyến nghị sử dụng trước khi được tiêm cho người. Chính vì vậy, các loại vắc xin Covid-19 này đều đã được kiểm chứng về tính an toàn và hiệu quả. 

Xem thêm:  Tổng hợp về các loại vắc xin Covid tại Việt Nam

Sau tiêm vắc xin cần làm gì ?

Đối tượng sau tiêm vắc xin cần làm gì? Trong vòng 30 phút sau khi tiêm đối tượng tiêm chủng nên ở lại điểm tiêm để được các cán bộ y tế theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời nếu nhận thấy có các phản ứng xảy ra sau khi tiêm. Khi về nhà, cần phải chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin.

sau-tiem-vac-xin-can-lam-gi-tat-tan-tat-nhung-van-de-ban-can-biet-3

Sau tiêm vắc xin cần làm gì? Tất tần tật những vấn đề bạn cần biết

Sau khi tiêm vắc xin nên làm gì ? Đối tượng tiêm chủng cần phải quan sát các dấu hiệu. Một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin Covid-19 mà bạn có thể gặp như: Sốt, mệt mỏi, sưng đau tại chỗ tiêm, ớn lạnh, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn… Đây đều là những phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin Covid-19, điều này có nghĩa rằng cơ thể đang phản ứng miễn dịch phòng bệnh. 

Bên cạnh đó, một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm gặp có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như: phát ban, ngứa, tắc nghẽn, tê môi/ lưỡi; phát ban; căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở…Lúc này, bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời. 

Sau khi tiêm vacxin nên ăn gì ?

Dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin phòng covid-19 đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trên thực tế, không có một loại thực phẩm, chất dinh dưỡng, chất bổ sung riêng lẻ nào có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của virus Sars-Cov-2 gây viêm đường hô hấp cấp. Tuy nhiên, bạn có thể hỗ trợ và tối ưu hóa hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, củng cố tường thành chống lại mầm bệnh bằng chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng.

Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn trước và sau khi tiêm vắc xin nên ăn gì bao gồm: 

  • Rau có lá màu xanh đậm: Những loại rau này có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên giúp kháng viêm hiệu quả. Một số loại rau được khuyến nghị nên dùng như: rau muống, rau ngót, bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, rau bina…
  • Canh hầm hoặc súp: Đường ruột không giúp duy trì phản ứng miễn dịch của cơ thể mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Vì vậy để hệ đường ruột khỏe mạnh thì việc ăn canh hoặc súp từ các loại rau củ quả giàu chất xơ và các gia vị kháng viêm là nhóm thực phẩm đặc biệt có lợi cho đường ruột.
  • Hành, tỏi: Nhóm thực phẩm này có khả năng giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, cung cấp nhiều lợi khuẩn probiotic tốt cho đường ruột, tăng khả năng miễn dịch.
  • Nghệ: Nghệ là gia vị chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe gồm: các curcuminoid, tinh dầu nghệ, protein, các chất vô cơ, hợp chất vi lượng, chất xơ và tinh bột nghệ, nghệ có tính kháng viêm mạnh mẽ, giúp bảo vệ não bộ khỏi tình trạng căng thẳng tinh thần.
  • Việt quất: Việt quất là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, cùng với các vitamin như vitamin C, B2, B6, E và K, chất xơ… giúp tăng cường nồng độ serotonin, chất dẫn truyền thần kinh, liên quan nhiều quá trình sinh học của cơ thể.

sau-tiem-vac-xin-can-lam-gi-tat-tan-tat-nhung-van-de-ban-can-biet-2

Dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin phòng covid-19 đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Sau khi tiêm vắc xin covid 19 nên làm gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe ?

Sau khi tiêm vắc xin covid 19 nên làm gì ? Đối với các đối tượng trước và sau khi tiêm chủng cần tránh uống rượu. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy uống rượu làm giảm hiệu quả của vắc xin covid-19. Nhưng cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy vắc xin Covid-19 không an toàn đối với những người sử dụng rượu bia.

sau-tiem-vac-xin-can-lam-gi-tat-tan-tat-nhung-van-de-ban-can-biet-1

Sau khi tiêm vắc xin covid 19 nên làm gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe

Tuy nhiên, CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo không nên uống rượu trước và sau khi chủng ngừa bởi rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch khiến cơ thể bị mất nước. Tốt nhất nên kiêng sử dụng rượu bia tối thiểu 1 ngày sau khi chủng ngừa. Không những vậy, rượu còn làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin.

Ngoài ra, nhiều bằng chứng còn cho thấy rằng rượu bia là chất làm căng thẳng hệ miễn dịch. Cụ thể, rượu có thể giúp người uống ngủ nhanh hơn nhưng lại gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, tác nhân gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc sau tiêm vắc xin cần làm gì và sau khi tiêm vacxin nên ăn gì để sức khỏe nhanh chóng hồi phục, đồng thời có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Thủy Phan

(Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp)

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin