Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Mặc định
Lớn hơn
Say nắng ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên có thể thấy rõ nhất đó là khi để trẻ tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời. Đón đọc ngay bài viết dưới đây để biết thêm về tình trạng này.
Say nắng ở trẻ em là hiện tượng xảy ra thường xuyên. Đặc biệt là dưới cái nắng nóng, oi bức của mùa hè. Vậy, trẻ say nắng có nguy hiểm không? Làm thế nào để sơ cứu khi trẻ bị say nắng?
Say nắng là hiện tượng thường gặp ở những nước nhiệt đới gió mùa như: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Singapore… Tình trạng say nắng gặp nhiều nhất vào thời điểm nắng nóng mùa hè, khi thời tiết có mức nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C. Nắng nóng không chỉ làm cho con người mệt mỏi, mà nó có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống, và sinh hoạt hàng ngày, nếu không có những biện pháp xử trí kịp thời, đặc biệt là đối với các trẻ nhỏ.
Hiện tượng say nắng là tình trạng nhiệt độ trong cơ thể bị tăng cao do một số tác động từ bên ngoài như: Bức xạ nhiệt của nắng, mất nước, hấp thụ quá nhiều tia UV… Thân nhiệt tăng quá cao sẽ làm rối loạn chức năng của một số cơ quan trong cơ thể (ví dụ như gan, thận, hệ thần kinh, các bó cơ, ..) gây choáng váng hoặc thậm chí là tử vong.
Một số dấu hiệu cho thấy tình trạng say nắng ở trẻ như:
Vận động, vui chơi ngoài trời là một trong những hoạt động kích thích sự phát triển cho trẻ. Giúp cải thiện sức khỏe, cũng như tăng cường tư duy và tính tự tin. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc quá lâu với ánh nắng gay gắt từ mặt trời, lại vô tình làm cho trẻ có cảm giác mệt mỏi, lừ đừ, và thậm chí “ngất xỉu”.
Khi trẻ bị sốc nhiệt (say nắng), việc đầu tiên bạn cần làm đó là nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế gần nhất. Kết hợp với việc tìm phương tiện để đưa trẻ đi cấp cứu, bảo đảm sự an toàn cho trẻ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sơ cứu trước cho trẻ, giúp hạn chế tối đa các hệ lụy để lại sau khi bị say nắng:
Say nắng ở trẻ sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không biết cách sơ cứu kịp thời. Chính vì thế, để hạn chế tối đa tình trạng này, bạn cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc sau:
Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn về thắc mắc, thế nào là say nắng ở trẻ. Hy vọng, qua đây bạn sẽ có cái nhìn khái quát hơn về mức độ nguy hiểm của tình trạng sốc nhiệt này. Để từ đó có các biện pháp sơ cứu, phòng ngừa trẻ bị say nắng một cách tốt nhất.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.