Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý khi sinh mổ lần 3

Ngày 24/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sinh mổ là một cuộc đại phẫu, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu. Vậy sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không? Mổ lấy thai lần 3 nên mổ vào tuần thứ mấy? Khi sinh mổ lần 3 mẹ bầu cần lưu ý những gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Nắm bắt được tâm lý đó, trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà Thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin xoay quanh chủ đề sinh mổ lần 3. Nếu mẹ bầu có dự định sinh mổ lần 3 thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Những điều cần biết khi sinh mổ

Mổ đẻ là phương pháp phẫu thuật mổ mở để lấy thai, được áp dụng trong các trường hợp sinh khó hoặc mẹ bầu có các vấn đề bất thường trong thai kỳ, bệnh lý thai kỳ và bệnh nền. Phương pháp này được thực hiện dựa trên chỉ định của bác sĩ. Thông thường, từ tuần thứ 39 trở đi, thai phụ hoàn toàn có thể thực hiện phẫu thuật mổ lấy thai.

Mẹ bầu được chỉ định sinh mổ trong trường hợp:

  • Sinh mổ chủ động: Thường được chỉ định với mẹ bầu cao huyết áp hoặc nhau tiền đạo.
  • Sinh mổ khẩn cấp: Chỉ định trong trường hợp mẹ bầu chuyển dạ nhưng xuất hiện tình trạng suy thai, thai nhi cần được đưa ra ngoài thật nhanh trong vòng vài phút khi phát hiện vấn đề.

Trước khi vào sinh mổ, mẹ bầu thường được theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như kiểm tra các chỉ số như nhịp tim, huyết áp… Sau đó, mẹ bầu sẽ được gây tê tủy sống và bắt đầu ca phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ rạch một đường ngang dưới thành tử cung, phía bụng dưới để lấy thai ra ngoài.

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý khi sinh mổ lần 3 1Phụ nữ mang thai cao huyết áp thường được chỉ định sinh mổ chủ động

Sinh mổ lần 3 có nhanh hồi phục không?

Mặc dù việc mổ lấy thai diễn ra khá nhanh chóng so với đẻ thường, song thời gian hồi phục lại lâu hơn rất nhiều. Quá trình lành thương sau sinh mổ phụ thuộc vào các yếu tố như sức khỏe, cơ địa, hỗ trợ y tế và số lần sinh mổ của mẹ.

Trên thực tế, thời gian sinh mổ lần đầu mẹ cần 4 - 5 ngày nằm viện, sau đó là 6 tuần dưỡng sức tại nhà để cơ thể có thể hồi phục trở lại. Tuy nhiên, đối với các mẹ sinh mổ lần 3 sẽ mất nhiều thời gian hồi phục hơn bởi phải chịu đựng cơn đau từ vết mổ cũ lẫn vết mổ mới.

Cùng với đó, sau sinh, sức đề kháng của nhiều mẹ kém khiến mẹ phải sử dụng thuốc kháng sinh và giảm đau nhiều ngày liên tiếp. Điều này vô tình dẫn đến những thay đổi bất thường gây tắc tia sữa, rối loạn hệ nội tiết, chậm kinh

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý khi sinh mổ lần 3 2Mẹ bầu lo lắng liệu sinh mổ lần 3 có nhanh hồi phục không

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không?

Như khuyến cáo của các bác sĩ, càng về những lần sinh mổ sau thì mức độ nguy hiểm càng cao, mẹ bầu dễ đối mặt với những nguy hiểm khôn lường trong suốt thai kỳ đến quá trình hồi phục sau sinh. Cụ thể:

  • Nứt, vỡ tử cung: Đối với những mẹ bầu đã sinh mổ lần 1, lần 2, vết sẹo tại tử cung vẫn còn. Lúc này, các cơ tử cung đã yếu hơn rất nhiều, không còn đủ sức chống đỡ với các cơn gò tử cung. Điều này có thể dẫn tới tình trạng bục, nứt vết mổ gây nguy hiểm với tình mạng của cả thai phụ và thai nhi. Nguy cơ dẫn tới trường hợp này càng cao hơn khi khoảng cách giữa hai lần đẻ mổ quá gần.
  • Nguy cơ dính ruột: Khi thai phụ sinh mổ lần 3, nguy cơ mắc phải tình trạng dính ruột rất cao. Ruột có thể dính vào bàng quang, thành bụng hoặc các đoạn ruột khác.
  • Những bất thường về nhau thai: Những vấn đề về nhau thai mà mẹ bầu có thể gặp khi sinh mổ lần 3 bao gồm nhau bong non, nhau tiền đạo và nhau cài răng lược… Trong đó, tình trạng rau cài răng lược có thể khiến thai phụ băng huyết sau sinh.
  • Nhiễm trùng sau sinh: Mẹ sinh mổ lần 3 có nguy cơ nhiễm trùng hậu sản rất cao. Vết mổ đẻ dễ tạo thành sẹo cứng, gây đau và bị nhiễm trùng khiến cho việc hồi phục sau sinh lâu hơn kèm theo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động của tử cung.
Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý khi sinh mổ lần 3 3Càng sinh mổ nhiều lần mẹ bầu càng phải đối diện với nhiều nguy cơ

Thời điểm phù hợp để sinh mổ lần 3

Sau sinh mổ lần 2, phụ nữ sau sinh cần có một khoảng thời gian nhất định để cơ thể hồi phục hoàn toàn mới có thể sẵn sàng cho lần mang thai thứ 3. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo: Để đảm bảo an toàn, mẹ sau sinh mổ lần 2 cần tối thiểu từ 2 - 5 năm để hồi phục, sau đó mới có thể tiếp tục mang thai và sinh mổ lần 3.

Ở lần mang thai thứ 3, mẹ bầu khó có thể sinh thường do nhiều yếu tố khác nhau. Trước khi thực hiện phẫu thuật mổ lấy thai lần 3, mẹ bầu cần chú ý theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ bởi bất cứ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe của mẹ và thai nhi đều có thể là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến những biến chứng sản khoa khi sinh mổ.

Thời điểm phù hợp để sinh mổ lần 3 là khi thai nhi đã ổn định. Thông thường, khi thai được 38 hoặc 39 tuần tuổi, nếu không xuất hiện những bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai. Ở thời điểm thai được 37 tuần, các mẹ nên đi khám và theo dõi thường xuyên để dự phòng cho trường hợp chuyển dạ sớm.

Những lưu ý khi sinh mổ lần 3

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ cần nắm được một số lưu ý sau:

  • Đối với những cặp vợ chồng có nhu cầu sinh mổ lần thứ 3 sau 2 lần sinh mổ trước đó cần lưu ý: Sinh mổ lần thứ 3 nên cách lần thứ 2 từ 3 - 5 năm, đồng thời khoảng cách mang thai giữa lần thứ 3 và lần thứ 2 nên đảm bảo cách nhau ít nhất 2 năm. Việc khoảng cách ít hơn 2 năm sẽ làm tăng nguy cơ bục vết mổ ở lần sinh sau, cụ thể là gấp 3 lần.
  • Thời gian hồi phục của mẹ sau sinh mổ lần 3 sẽ lâu hơn so với 2 lần trước đó. Do vậy, mẹ cần có người hỗ trợ trong thời gian này.
  • Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện kịp thời những bất thường thai nhi đồng thời có hướng xử trí sớm nhất có thể.
  • Nghỉ ngơi, tránh lo lắng và căng thẳng quá mức, luôn giữ cho tinh thần được thoải mái.
  • Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, mẹ cần liên hệ bác sĩ khám và đưa ra hướng điều trị (nếu cần).
  • Chọn thời gian chỉ định mổ sớm. Sinh mổ lần 3 không nên đợi chờ vỡ ối cũng như đợi đến ngày dự sinh để tránh những biến chứng đáng tiếc.
  • Lựa chọn cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để sinh đẻ.
  • Chế độ ăn uống trước khi mổ đẻ cũng rất quan trọng. Để tránh ảnh hưởng đến quá trình mổ đẻ, trước mổ vài ngày mẹ nên ăn những món ăn dễ tiêu hóa và không ăn uống gì trong 8 tiếng trước mổ.
  • Các loại thuốc sử dụng trong quá trình sinh mổ có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản sinh sữa mẹ. Vì thế, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ cũng như sau sinh.
Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý khi sinh mổ lần 3 4Gây tê tủy sống có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản sinh sữa mẹ

Sinh mổ lần 1, lần 2 đã tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, do đó mẹ bầu sinh mổ lần 3 cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ, chuyển dạ, sinh mổ và sau sinh mổ để tránh tai biến sản khoa không đáng có. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Nhà Thuốc Long Châu sẽ có thể giúp bạn đọc có thêm một lượng kiến thức bổ ích. Chúc mẹ vượt cạn thành công.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm