Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Sốc nhiễm trùng ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách chẩn đoán

Ngày 28/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sốc nhiễm trùng ở trẻ em hay nhiễm trùng huyết là một trong những bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng nhất, có thể gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin về căn bệnh này.

Sốc nhiễm trùng ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân thể nặng, xảy đến do hệ thống miễn dịch của cơ thể đáp ứng quá mức với các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, nấm, virus,… Để hiểu hơn về bệnh lý này, bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây từ Nhà thuốc Long Châu.

Sốc nhiễm trùng ở trẻ em là gì?

Sốc là tình trạng suy tuần hoàn cấp dẫn đến giảm tưới máu mô so với nhu cầu của mô, hậu quả là giảm cung cấp oxy và glucose, đồng thời giảm lấy đi những chất biến dưỡng tế bào như acid lactic và CO2.

Tình trạng sốc nói chung và sốc nhiễm trùng ở trẻ em nói riêng nếu không điều trị, can thiệp kịp thời có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, tổn thương tế bào, tổn thương đa cơ quan,… thậm chí là tử vong trong thời gian ngắn.

Sốc nhiễm trùng ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách chẩn đoán 1
Sốc nhiễm trùng ở trẻ em - Bệnh lý diễn biến nhanh và rất nguy hiểm

Sốc nhiễm trùng là thuật ngữ chỉ tình trạng suy tuần hoàn cấp gây giảm tưới máu tại các tạng, từ đó thúc đẩy phản ứng viêm hệ thống và gây rối loạn chuyển hóa kéo dài, cuối cùng là suy đa tạng và bệnh nhân tử vong.

Virus, nấm tấn công là nguyên nhân gây sốc nhiễm trùng ở trẻ em nhiều nhất, phổ biến hơn cả các loại vi khuẩn. Hầu hết các vi khuẩn đều có thể dẫn đến nhiễm khuẩn máu, sốc nhiễm trùng ở trẻ em. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn máu không nhất thiết sẽ tiến triển thành sốc nhiễm trùng. Cấy máu dương tính chỉ dao động 30 – 50% đối với bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng sốc nhiễm trùng ở trẻ em

Theo bác sĩ chuyên khoa, việc nhận biết sớm tình trạng sốc nhiễm trùng ở trẻ em đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả điều trị, khả năng phục hồi của cơ thể. Tuy nhiên, đối với nhiều phụ huynh, việc nhận biết sốc nhiễm trùng thông qua các dấu hiệu còn gặp nhiều khó khăn khi những triệu chứng của bệnh đa phần giống với các cơn sốt lành tính thường gặp.

Vậy phải làm thế nào để phát hiện sốc nhiễm trùng ở trẻ em? Nhiễm trùng huyết là bệnh diễn biến rất nhanh, biến chứng nghiêm trọng nếu không được can thiệp xử lý sớm nên bố mẹ cần nắm được những biểu hiện mang tính đặc trưng của bệnh, giúp trẻ được chữa trị sớm, nhanh chóng khôi phục sức khỏe.

  • Nói ngọng, nói nhịu và có biểu hiện bị lú lẫn;
  • Run cơ hoặc đau nhức các cơ trên cơ thể, sốt nhẹ hoặc sốt cao;
  • Không có nước tiểu;
  • Khó thở, thở mệt;
  • Mệt mỏi, cơ thể gần như kiệt sức;
  • Da tái lại hoặc có nổi vân tím.
Sốc nhiễm trùng ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách chẩn đoán 2
Mệt mỏi, kiệt sức,... là một trong những dấu hiệu bé bị sốc nhiễm trùng

Sốc nhiễm trùng ở trẻ em là bệnh cấp cứu nên nếu có những dấu hiệu kể trên, bạn cần nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu, càng nhanh tỷ lệ tử vong của con càng giảm. Với những trường hợp bé đáp ứng tốt phương án điều trị có thể hồi phục khá tốt sau 7 – 14 ngày. Ngược lại, các trường hợp chữa trị sốc nhiễm trùng ở trẻ em muộn màng có thể khiến bé tử vong hoặc chịu những di chứng nghiêm trọng suốt đời.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sốc nhiễm trùng ở trẻ em là do virus, nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng,… gây nên nên khi thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán thông qua việc hỏi bệnh, sau đó chỉ định bệnh nhân tiến hành xét nghiệm máu, xét nghiệm phản ứng tìm kháng nguyên,… để nắm rõ nhất tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp.

Chẩn đoán sốc nhiễm trùng ở trẻ bằng cách nào?

Chẩn đoán sốc nhiễm trùng ở trẻ em gồm 3 giai đoạn chính là hỏi bệnh, khám lâm sàng và cuối cùng là xét nghiệm cận lâm sàng.

Hỏi bệnh

Khi đưa bé đến cơ sở y tế, bệnh viện để cấp cứu do nghi ngờ trẻ bị sốc nhiễm trùng ở trẻ em, bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ tình trạng của trẻ thông qua việc hỏi bệnh bố mẹ, người nhà. Vì vậy, bạn cần hết sức chú ý, ghi nhớ biểu hiện của con để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Những vấn đề bác sĩ thường hỏi là:

  • Triệu chứng khởi phát: Những triệu chứng này sẽ giúp bác sĩ xác định phần này ổ nhiễm trùng nguyên phát, từ đó định hướng tác nhân gây bệnh và phương án điều trị. Những dấu hiệu này thường là hiện tượng tiểu buốt, tiểu nhiều lần, són tiểu, tiêu chảy, tiêu ra máu, nhọt da, áp xe, sốt, ho,…
  • Tình trạng chủng ngừa: Đa phần là Haemophilus, não mô cầu.
  • Các yếu tố nguy cơ khác: Bao gồm sơ sinh, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, giảm số lượng bạch cầu hạt, điều trị bằng corticoid, bệnh nhân đang nằm viện, thủ thuật xâm lấn, đặt lưu catheter tĩnh mạch trung tâm, vô lách, bệnh ác tính, ghép tủy xương, ghép tạng,…
Sốc nhiễm trùng ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách chẩn đoán 3
Hỏi bệnh sẽ giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân, tình trạng sốc nhiễm trùng ở trẻ

Khám lâm sàng

Những phương pháp được áp dụng khi khám lâm sàng cho bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng ở trẻ em gồm có:

  • Dấu hiệu sốc: Trẻ ngủ li bì, người lừ đừ, mạch nhanh nhưng nhẹ, chi mát, da nổi bông, kẹt huyết áp,…;
  • Nhiệt độ cơ thể tăng hoặc giảm, nhịp thở nhanh;
  • Ban máu, máu bầm và hồng ban.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Sau khi tiến hành hỏi bệnh và khám lâm sàng cho trẻ bị sốc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để hiểu rõ hơn tình trạng của bệnh nhân, xác định nguyên nhân gây bệnh cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, có hiệu quả. Dưới đây là những xét nghiệm cận lâm sàng được dùng để khám sốc nhiễm trùng ở trẻ em.

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu và huyết đồ (một dạng huyết cầu).
  • CRP hoặc PCT;
  • Huyết thanh chẩn đoán khi nghi ngờ trẻ bị sốc nhiễm trùng do thương hàn, leptospira;
  • PCR phát hiện phân tử vi khuẩn được di truyền;
  • Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu;
  • Soi đếm tế bào bạch cầu có trong dịch cơ thể đã vô trùng, ví dụ như dịch ổ bụng, dịch mào, dịch màng phổi;
  • Cấy máu cho bệnh nhân;
  • Cấy mẫu bệnh phẩm ở ổ nhiễm trùng bị nghi ngờ, bao gồm mủ, nước tiểu, phân, dịch não tủy, tủy xương;
  • Chụp X-quang phổi;
  • Siêu âm ổ bụng để tìm kiếm vị trí ổ viêm;
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng gan thận;
  • Xét nghiệm đánh giá khí máu động mạch;
  • Xét nghiệm đông máu toàn bộ;
  • Xét nghiệm lactate trong máu;
  • Điện giải đồ, anion gap, đường huyết.
Sốc nhiễm trùng ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách chẩn đoán 4
Xét nghiệm máu là biện pháp thường dùng trong chẩn đoán sốc nhiễm trùng

Tóm lại, sốc nhiễm trùng ở trẻ em là bệnh nặng, rất cần chữa trị sớm. Nếu nghi ngờ con em mình bị sốc nhiễm trùng, bố mẹ, người thân nên đưa bé đến bệnh viện nhanh chóng nhất, giảm tỷ lệ tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin