Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sỏi mật gây đau bụng ra sao? Dấu hiệu nhận biết và cách giảm đau

Ngày 28/04/2022
Kích thước chữ

Có lẽ, cụm từ “Sỏi mật gây đau bụng” đã quá đỗi quen thuộc với những ai đã và đang mắc bệnh sỏi mật. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết cũng như cách giảm đau bụng do sỏi mật thì không phải ai cũng rõ. Thấu hiểu được điều này, nhà thuốc Long Châu sẽ làm rõ những vấn đề đó trong bài viết dưới đây. 

Khi mắc phải căn bệnh sỏi mật, người bệnh thường đau ở vùng bụng. Những cơn đau có thể xuất hiện sau mỗi bữa ăn và kéo dài trong vài giờ. Vậy, làm thế nào để giảm đau sỏi mật ở vùng bụng? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này của chúng tôi.

Bệnh sỏi mật là gì?

Sỏi mật là một những bệnh lý về đường tiêu hóa, bệnh xảy ra khi có sự xuất hiện của sỏi sắc tố mật, sỏi cholesterol hoặc sự xuất hiện của hệ thống đường dẫn mật trong gan và sỏi hỗn hợp trong túi mật.

Đây được xem là bệnh lý lành tính nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường. Vì vậy, khi mắc bệnh cần phải đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh và có được hướng điều trị tốt nhất từ bác sĩ chuyên khoa.

sỏi mật gây đau bụng ra sao dấu hiệu nhận biết và cách giảm đau 1

Bệnh sỏi mật cần phải chữa trị kịp thời để không gây ra những biến chứng nguy hiểm

Sỏi mật gây đau bụng ra sao? Dấu hiệu nhận biết và cách giảm đau

Đây có lẽ là chủ đề được nhiều người “săn đón”, đặc biệt là những ai đang mắc căn bệnh sỏi mật. Việc tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết và cách giảm đau bụng do sỏi mật gây ra lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi chúng sẽ giúp người bệnh rất nhiều trong quá trình điều trị cũng như hồi phục sức khỏe sau điều trị.

Sỏi mật thường gây cảm giác đau đớn cho người mắc bệnh bằng các cơn đau bụng sau mỗi bữa ăn. Chính vì vậy, để tránh xuất hiện những cơn đau này thì người bệnh cần phải có thêm kiến thức liên quan đến căn bệnh này. Dưới đây là một số kiến thức quan trọng mà người bệnh cần phải biết.

Những dấu hiệu nhận biết đau bụng do sỏi mật gây ra

Theo như tìm hiểu của chúng tôi, người bị đau bụng do sỏi mật gây ra thường có 4 triệu chứng chính sau đây:

Đau bụng diễn ra từng cơn và kèm theo buồn nôn và đầy bụng

Đây được xem một trong những dấu hiệu xuất hiện phổ biến khi bị sỏi mật. Khi có dấu hiệu này xảy ra, khả năng cao sẽ bị sỏi bùn hoặc sỏi viên trong túi mật.

Đau bụng một cách dữ dội và liên tục

Như đã nói ở trên, dấu hiệu này thường xuất hiện sau mỗi bữa ăn. Nếu tình trạng này xảy ra hàng ngày thì có thể chẩn đoán là mắc bệnh sỏi ở đường dẫn mật. 

Đau bụng ở vị trí thượng vị và sườn lan sang vai kèm theo bị sốt cao

Đây là tình trạng báo hiệu cho chúng ta biết việc xuất hiện sỏi tại ống mật. Khi xảy ra tình trạng này thì người bệnh thường đau ở vùng thượng vị và sườn lan sang vai. Trong một số trường hợp, khi đau ở vùng thượng vị thì người bệnh hay nhầm lẫn đó là cơn đau do dạ dày gây ra.

Đau bụng ở vùng mạn sườn phải: Đây cũng là dấu hiệu nhận biết tình trạng đau bụng do sỏi mật gây ra. Khi xuất hiện dấu hiệu này, người bệnh thường đau quặn ở góc xương sườn bên phải. 

sỏi mật gây đau bụng ra sao dấu hiệu nhận biết và cách giảm đau 2

Sỏi mật gây những cơn đau dữ dội ở vùng bụng thường xuất hiện sau mỗi bữa ăn

Cách giảm đau bụng do sỏi mật

Những cơn đau bụng do sỏi mật gây ra khiến cho người bệnh đau đớn và khó chịu. Chính vì vậy, việc làm dịu đi những cơn đau đó là điều quan trọng. Dưới đây là những cách làm giảm cơn đau bụng do sỏi mật vô cùng hiệu quả.

Chườm túi sưởi 

Đối với cách này, người bệnh chỉ cần lấy túi sưởi chườm vào vùng bụng bên phải và giữ trong thời gian 20 đến 30 phút. Việc làm này có tác dụng làm giãn cơ trơn đường mật, dịch mật được lưu thông trở lại và làm giảm tối đa tình trạng sỏi mật bị kẹt.

Nên nằm với tư thế gập người

Tư thế nằm cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hệ tiêu hóa và đường ruột của chúng ta. Do đó, người mắc bệnh sỏi mật cần chú ý tới vấn đề này. Người bệnh nên nằm với tư thế cong gập người, thu 2 đầu gối lên sát ngực. Tư thế này sẽ khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, những cơn đau cũng sẽ giảm từ từ.

Uống nước giấm táo

Trong nước giấm táo có chứa hoạt chất acid giúp giảm đau bụng do sỏi mật một cách nhanh chóng. Hằng ngày, người bệnh có thể pha 1 thìa giấm táo với 250ml nước ép táo để uống rất tốt. Tuy nhiên, với cách này không nên áp dụng đối với bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị đau dạ dày. Bởi acid trong giấm táo sẽ khiến bệnh đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Giấm táo là loại thức uống giúp giảm cơn đau do sỏi mật hiệu quả

Hãm nghệ tươi để uống

Từ xa xưa, nghệ được coi là “thần dược” trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh đau dạ dày và sỏi mật. Khi xuất hiện những cơn đau do sỏi mật ở vùng bụng thì người bệnh có thể hãm nghệ tươi với nước sôi để uống. Nước uống này có tác dụng dứt những cơn đau do ứ tắc mật tạo nên, đồng thời giúp giảm đi tình trạng viêm do bị tắc nghẽn dịch mật.

Sử dụng dầu thầu dầu

Người bệnh có thể dùng một miếng bông gạc nhúng vào dầu thầu dầu rồi đắp lên vùng bụng đang bị đau. Sau đó, lấy một tờ giấy ăn đặt lên vùng đó rồi để trong vòng 30 đến 40 phút. Sử dụng cách này trong 3 ngày liên tục, người bệnh sẽ cảm thấy giảm đau một cách đáng kinh ngạc. 

sỏi mật gây đau bụng ra sao dấu hiệu nhận biết và cách giảm đau 4

Đắp dầu thầu dầu vào vùng bị đau giúp giảm đau một cách đáng kinh ngạc

Sử dụng thuốc giảm đau

Ngoài những cách trên, người bệnh có thể sử dụng một số loại giảm đau do sỏi mật gây ra. Một số thuốc có thể kể đến như là: Visceralgin, Papaverin hoặc Prohepatis. Chúng đều có tác dụng chống co thắt cơ trơn rất hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về một số vấn đề quan trọng liên quan đến bệnh sỏi mật. Qua đó, câu hỏi “Sỏi mật gây đau bụng ra sao?”cũng đã được giải đáp một cách chi tiết. Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về bệnh sỏi mật.

Quân lê

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin