Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sỏi túi mật 14mm: Triệu chứng, phương pháp điều trị và lưu ý cần nắm

Ngày 03/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, sỏi túi mật được đánh giá là một trong những căn bệnh phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tuy vậy, bệnh ít có dấu hiệu cụ thể nên rất khó phát hiện. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi mà mỗi bệnh nhân sẽ có những triệu chứng cũng như phương pháp điều trị khác nhau. Trong bài viết sau, hãy cùng tìm hiểu về sỏi túi mật 14mm nhé!

Sỏi túi mật là căn bệnh rất dễ gặp phải ở bất kỳ ai. Ban đầu, kích thước sỏi sẽ nhỏ, nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời thì kích thước này sẽ tăng dần lên. Khi to đến mức độ nhất định, sỏi có thể làm tắc dịch mật trong túi mật, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm túi mật, ung thư túi mật hoặc đường mật. Chính vì đó, việc nắm các dấu hiệu của bệnh sỏi túi mật, đặc biệt là khi sỏi đã lớn đến kích thước 14mm là rất cần thiết, để qua đó, chúng ta có thể phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

Sỏi túi mật là gì?

Túi mật là một cơ quan nằm ngay dưới gan, bên phải bụng. Nơi này chứa dịch mật để dịch chảy xuống ruột non nhằm hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Sỏi túi mật 14mm có nguy hiểm không? 3
Sỏi túi mật 14mm có nguy hiểm không?

Sỏi túi mật được hình thành do quá trình tích tụ dịch tiêu hóa lâu ngày trong túi mật, sỏi sẽ tồn tại ở dạng tinh thể rắn. Kích thước của sỏi mật rất đa dạng. Đây cũng sẽ là yếu tố cho biết độ tổn thương mà sỏi gây ra đối với cơ thể chúng ta.

Triệu chứng ở bệnh nhân sỏi túi mật 14mm

Sỏi được hình thành từ các chất có trong dịch mật, chúng sẽ được kết tinh ở thể rắn. Sỏi túi mật 14mm được cho là có kích thước tương đối lớn. Khi bề mặt sỏi cọ xát vào thành túi mật sẽ dễ gây ra viêm nhiễm.

Sỏi túi mật 14mm có nguy hiểm không? 1
 Sỏi túi mật sẽ có các triệu chứng và biểu hiện tương đối mơ hồ

Thông thường các bệnh nhân sỏi túi mật sẽ có các triệu chứng và biểu hiện tương đối mơ hồ, thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác ngay khi sỏi đã có kích thước 14mm hoặc lớn hơn. Các triệu chứng của người bị sỏi túi mật là:

  • Đau hạ sườn phải: Các cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn các món nhiều dầu mỡ. Tiếp đó sẽ lan dần ra sau lưng rồi lên tới bả vai, tình trạng này có thể kéo dài đến vài ngày.
  • Sốt: Nếu đã xuất hiện viêm nhiễm ở túi mật, bệnh nhân có thể sẽ bị sốt nhẹ trong vài giờ. Những cơn sốt kèm theo các cơn đau hạ sườn phải khiến cơ thể mệt mỏi và uể oải…

Các phương pháp điều trị

Khi bị sỏi túi mật, tùy vào kích thước và tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà sẽ có cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến của sỏi túi mật 14mm:

  • Trường hợp sỏi chưa gây biến chứng, túi mật còn hoạt động tốt thì bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc làm tan sỏi, giảm đau,… Đồng thời, kết hợp với đó là thực hiện lối sống khoa học và có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tuy nhiên, cần thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc cũng như tư vấn thực đơn đảm bảo an toàn nhất.
  • Đối với trường hợp sỏi túi mật gây biến chứng, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ thì bệnh nhân sẽ được chỉ định tán sỏi bằng sóng siêu âm hoặc can thiệp các phương pháp cắt túi mật.

Ngoài ra, nên thảo luận với bác sĩ để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng cụ thể của bạn. Đừng tự mình điều trị sỏi túi mật, hãy luôn chủ động trong việc thăm khám để được hướng dẫn và chăm sóc y tế từ bác sĩ.

Lưu ý khi bị sỏi túi mật

Người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh để cơ thể thừa cân khiến sỏi mật trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đã được chẩn đoán về kích thước cũng như tình trạng bệnh cụ thể, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm một số lưu ý sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc được kê đơn, không tự ý kết hợp các loại thuốc khác nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Nên duy trì thực hiện đúng chỉ định và liều lượng theo phác đồ điều trị từ bác sĩ.
  • Người bệnh cần theo dõi kỹ tình hình sức khỏe và thăm khám, tái khám thường xuyên. Trong quá trình điều trị sỏi túi mật nếu gặp các vấn đề hoặc dấu hiệu bất thường nào, cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng trị liệu, khắc phục kịp thời.
  • Chủ động xây dựng thực đơn và lối khoa học cho bản thân. Nên tránh xa các món ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ làm tăng kích thước sỏi, ăn nhiều chất xơ và các loại vitamin.
  • Người bệnh nên uống nhiều nước, có thể bổ sung nước lọc hoặc nước ép rau củ quả đều được.
  • Cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên vận động để ngăn dịch mật ứ trệ hình thành nên sỏi mới. Bệnh nhân có thể lựa chọn một số cách hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, tập dưỡng sinh,…
Sỏi túi mật 14mm có nguy hiểm không? 2
Hường xuyên vận động để ngăn dịch mật ứ trệ hình thành nên sỏi mới

Qua thông tin trên có thể thấy sỏi túi mật nếu chưa xuất hiện biến chứng thì thường cũng không có nhiều dấu hiệu nhận biết rõ rệt nào. Vậy nên cần chủ động thăm khám sức khỏe thường xuyên để giúp phát hiện sớm và có phương pháp trị liệu phù hợp kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng sỏi túi mật xảy ra.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng bệnh sỏi túi mật 14mm. Đừng quên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm