Sốt phát ban là tình trạng trẻ bị nóng sốt đồng thời trên bề mặt da như mặt, hai tay hai chân, lưng, bụng, cổ hoặc toàn thân… nổi những đốm nhỏ có màu đỏ. Tác nhân gây ra bệnh chủ yếu là do virus, nhất là những virus gây bệnh viêm đường hô hấp. Sau khi bị virus tấn công và trải qua thời gian ủ bệnh, trẻ bắt đầu có những triệu chứng như sốt – có thể lên đến 380C đến 400C, kèm theo các triệu chứng như viêm họng, sổ mũi, ho, tiêu chảy nhẹ… và sau đó là phát ban ra bên ngoài cơ thể. Bệnh nhi cần được quan tâm, theo dõi, chăm sóc và kiểm tra nhiệt độ thường xuyên nhằm phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Thông thường, trẻ thường nổi ban đỏ hay phát ban sau khi đã giảm tình trạng sốt. Lúc này, ban đỏ thường là những nốt màu hồng và kéo dài trong khoảng vài ngày. Một số nốt ban có thể được bao quanh bởi một vòng màu trắng. Vậy khi bị sốt phát ban kiêng gì cho trẻ mau khỏi bệnh?
Sốt phát ban nên kiêng gì cho trẻ mau khỏi bệnh?
Cha mẹ cần biết trẻ sốt phát ban kiêng gì để giúp trẻ mau khỏi bệnh Sốt phát ban kiêng gì và chủ đề được rất nhiều ba mẹ quan tâm là bởi nó xuất phát từ chính mối lo lắng cũng như mong muốn giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, hiện nay do có rất nhiều luồng thông tin khác nhau, rất khó chọn lọc nên không phải quan niệm kiêng khem nào cũng là đúng.
Việc kiêng khem khi trẻ bị sốt phát ban là đúng tuy nhiên khi thực hiện không đúng cách có nguy cơ khiến trẻ lâu khỏi bệnh hoặc thậm chí bị bệnh nặng lúc ban đầu. Vì thế, đối với trẻ bị sốt phát ban kiêng gì cho mau khỏi bệnh, ba mẹ hãy chú ý những điều sau đây:
Sốt phát ban nên kiêng gió sao cho đúng?
Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với gió trời, bởi khi bị sốt phát ban là lúc vì cơ thể trẻ đang yếu.
Nói như thế không phải là trẻ hoàn toàn không được tiếp xúc với gió. Bởi rất nhiều ba mẹ vì kiêng gió mà trùm kín trẻ và chỉ cho trẻ trong phòng kín. Thay vào đó, ba mẹ chỉ nên hạn chế cho trẻ ra ngoài nhiều gió, cũng đừng ủ ấm, mà hãy để trẻ trong môi trường với nhiệt độ phòng bình thường, thoáng mát và sạch sẽ, nhiều cây xanh, hạn chế khói thuốc lá và khói bụi ô nhiễm.
Trẻ bị sốt phát ban cần kiêng nước như thế nào?
Khi trẻ bị phát ban ra bên ngoài, cũng là lúc trẻ giảm triệu chứng sốt. Khi phát ban, trẻ thường cảm giác khó chịu hoặc ngứa ngáy. Lúc này, nếu phụ huynh quá kiêng cữ việc cho trẻ tiếp xúc với nước như: Không tắm và không vệ sinh cá nhân cho trẻ sẽ làm cho trẻ trở nên càng khó chịu.
Thay vào đó, ba mẹ có thể tắm và vệ sinh cá nhân cho trẻ một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng cho trẻ bằng nước ấm có pha thêm chút muối loãng. Chú ý rằng, nên tắm cho trẻ ở phòng kín gió, sau khi tắm nên lau người và mặc quần áo ngay cho trẻ. Không nên tắm quá lâu sẽ dễ mắc bệnh cúm khi cơ thể trẻ đang yếu. Đồng thời, cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các loại hóa chất, sữa tắm và nên sử dụng nguồn nước sạch tắm cho trẻ.
Đối với việc ăn uống nên kiêng gì khi trẻ bị sốt phát ban?
Đối với những trẻ bị bệnh nói chung và bị sốt phát ban nói riêng, quý phụ huynh cần cho trẻ ăn những món ăn dễ tiêu hóa như cháo hoặc những món ăn loãng như các món súp, món canh. Không những thế, tránh cho trẻ ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ chiên xào bởi chúng có thể khiến cho tình trạng phát ban ở trẻ trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, ba mẹ có thể bổ sung nước cam, chanh và tuyệt đối không được uống nước ngọt có gas, nước đá lạnh bởi chúng có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao hơn và làm cho hệ miễn dịch suy giảm.
Việc kiêng khem khi bị sốt phát ban có ý nghĩa rất lớn giúp cho trẻ mau chóng hồi phục Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt phát ban
Khi trẻ bị sốt phát ban, nếu phụ huynh chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ rút ngắn thời gian hồi phục bệnh đáng kể. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc trẻ mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Cần giữ cho phòng ốc nơi trẻ sinh hoạt được thoáng mát, nhiều cây xanh, hạn chế tiếng ồn và khói bụi ô nhiễm.
- Khi trẻ phát sốt, nên cho trẻ mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát nhằm giúp trẻ tỏa nhiệt dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nên lau mát bằng nước ấm cho trẻ ở những vị trí như: Trán, hai bên nách và hai bên bẹn của trẻ.
- Khi trẻ phát ban, nên cắt ngắn móng tay của trẻ nhằm hạn chế cào gãi dễ gây ra tình trạng bội nhiễm. Vẫn nên mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, hạn chế mặc đồ quá bó sát gây khó chịu cho trẻ.
- Trong trường hợp trẻ sốt, nên cho trẻ uống paracetamol với liều 10mg – 15/1kg/lần và cách nhau ít nhất 4 đến 6 tiếng.
- Đối với những trẻ sốt cao nhưng ba mẹ không lau mát và hạ sốt kịp, có thể sử sụng thuốc đặt hậu môn nhằm tránh tình trạng co giật ở trẻ.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc oresol nhằm tránh tình trạng sốt dẫn đến mất nước.
Khi trẻ bị sốt phát ban, cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ Trên đây là những thông tin về vấn đề sốt phát ban nên kiêng gì hi vọng làm hài lòng bạn đọc. Bản chất của sốt phát ban ở trẻ em là bệnh lành tính. Đồng thời, khi chăm sóc và kiêng khem đúng cách kết hợp với thăm khám và điều trị, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, trở lại với cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu như không đáp ứng thuốc hạ sốt, trẻ khó thở hoặc thở dốc, trẻ đi đại tiện có máu, trẻ mê man và co giật, trẻ có mủ trong tai... cần nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám tại cơ quan y tế và bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa và viên não do virus gây ra.
Ngoài ra, nếu bé có triệu chứng sốt, phát ban, đau đầu,... thì đừng xem nhẹ, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Hãy nhanh chóng đăng ký tiêm
vắc xin sốt xuất huyết tại Long Châu để bảo vệ sức khỏe của bé và cộng đồng!