Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sốt xuất huyết ngày thứ 4 có nguy hiểm không? Các triệu chứng như thế nào?

Ngày 21/01/2024
Kích thước chữ

Ngày thứ 4 của bệnh sốt xuất huyết là thời điểm nguy hiểm nhất nhưng nhiều bệnh nhân thường chủ quan dẫn đến sốc sốt xuất huyết nguy kịch và tử vong.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến, bùng phát vào mùa hè hàng năm. Căn bệnh này đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước nhưng hiện chưa có phương pháp điều trị và vắc xin phòng bệnh hiệu quả, do đó, nếu không được kiểm tra và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Loại virus này có 4 type huyết thanh khác nhau: Dengue 1, Dengue 2, Dengue 3 và Dengue 4. Trong vòng một năm, một khu vực có thể xảy ra đợt bùng phát do một, hai hoặc thậm chí cả bốn loại virus trên gây ra. Đồng thời, virus biến đổi rất nhanh khiến hệ miễn dịch của con người khó chống chọi.

sot-xuat-huyet-ngay-thu-4-co-nguy-hiem-khong-cac-trieu-chung-nhu-the-nao 1.jpg
Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra

Bệnh nhân bị nhiễm bất kỳ chủng virus nào thì chỉ phát triển khả năng tạo miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Vì vậy, những người sống ở vùng lưu hành bệnh sốt xuất huyết có thể bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết nhiều lần trong đời.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp bệnh sốt xuất huyết là bệnh do muỗi lây truyền nhanh nhất thế giới. Căn bệnh này phổ biến ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới và ảnh hưởng đến khoảng 400 triệu người mỗi năm. Sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi Aedes aegypti. Khi con muỗi này đốt người khỏe mạnh, virus trong tuyến nước bọt của muỗi sẽ xâm nhập vào máu người, gây bệnh sốt xuất huyết.

Ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và có xu hướng gia tăng mạnh vào mùa mưa. Triệu chứng đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, thậm chí tử vong.

Tình trạng sốt xuất huyết ngày thứ 4 thuộc giai đoạn nào của bệnh?

Ngày thứ 4 của bệnh sốt xuất huyết (kể từ ngày bắt đầu sốt) là thời điểm bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm nhất. Nhiều ghi nhận cho thấy, nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết bị bệnh nặng ngay từ ngày thứ 4, hạ tiểu cầu, sốc xuất huyết, nhưng  chủ quan không nhập viện khiến rơi vào tình trạng nguy kịch, thậm chí tử vong.

sot-xuat-huyet-ngay-thu-4-co-nguy-hiem-khong-cac-trieu-chung-nhu-the-nao 2.jpg
Ngày thứ 4 của bệnh sốt xuất huyết là thời điểm bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm nhất

Theo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày và được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nặng và giai đoạn hồi phục. Đặc biệt dịch sốt xuất huyết ngày thứ 4 đang ở giai đoạn nặng. Bệnh nhân có thể vẫn sốt hoặc sốt giảm dần và có thể gặp các triệu chứng sau: Đau nhức người, nếu thoát huyết tương nhiều sẽ gây sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt …

Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân có thể xuất hiện xuất huyết, xuất huyết nốt đốm rải rác ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong cánh tay, bụng, đùi, xương sườn hoặc vết bầm tím. Bệnh nhân có thể bị xuất huyết niêm mạc, chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu, có kinh sớm hơn kỳ hạn và kinh nguyệt kéo dài.

Nhiều người lầm tưởng bệnh sốt xuất huyết là nghiêm trọng khi xuất hiện các triệu chứng xuất huyết niêm mạc như chảy máu lợi, kinh nguyệt sớm, tiểu máu… Tuy nhiên, bệnh còn có các triệu chứng nghiêm trọng khác như tụt huyết áp, tổn thương các cơ quan trong cơ thể, viêm não… Một số trường hợp nặng sẽ có dấu hiệu suy nội tạng như: Viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim… Những biến chứng nặng này có thể xảy ra ở những bệnh nhân không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ ngày sốt xuất huyết thứ 4

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên nhiều bậc cha mẹ thường lo lắng, sốt ruột khi con mắc bệnh sốt xuất huyết và thường dựa vào các phương pháp điều trị dân gian, tiềm ẩn nguy cơ khiến bệnh nặng thêm và gây biến chứng đe dọa tính mạng. Vì vậy, các chuyên gia y tế hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ ngày thứ 4 của bệnh sốt xuất huyết như sau:

  • Không nên cho trẻ uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, vì có thể bỏ sót những triệu chứng nghiêm trọng của trẻ hoặc thậm chí cho trẻ uống nhầm thuốc, có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.
sot-xuat-huyet-ngay-thu-4-co-nguy-hiem-khong-cac-trieu-chung-nhu-the-nao 3.jpg
Không nên cho trẻ uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ
  • Không cho trẻ uống các loại đồ uống có màu đen, đỏ như coca, xá xị…, vì có thể gây nhầm lẫn với rối loạn xuất huyết tiêu hóa.
  • Không sử dụng các phương pháp dân gian như cạo gió, cắt lể vì sẽ gây đau cho trẻ, gây chảy máu, nhiễm trùng và khiến trẻ chảy máu không cầm.
  • Cho trẻ ăn uống bình thường và đặc biệt uống nhiều nước. Bạn có thể uống nước lọc, oresol, nước trái cây, nước dừa…
  • Không cho trẻ bị sốt xuất huyết truyền dịch ở các phòng khám tư nhân hoặc cơ sở y tế không đủ tiêu chuẩn vì nguy cơ sốc dịch hoặc bỏ sót các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh.

Đặc biệt, khi trẻ có những triệu chứng cảnh báo nguy hiểm sau đây, cha mẹ cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời:

  • Dù cơn sốt đã thuyên giảm hay giảm bớt nhưng trẻ vẫn cảm thấy khó chịu, khó chịu hơn.
  • Không thể ăn hoặc uống.
  • Nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng là phổ biến.
  • Tay chân lạnh và ẩm.
  • Lú lẫn, bồn chồn, vật vã hoặc ngủ li bì.
  • Chảy máu mũi, miệng, xuất huyết âm đạo bất thường, nôn ra máu hoặc phân đen hoặc đỏ.
  • Không đi tiểu tiện trên 6 giờ

Biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết, bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng, thường xuyên rửa sạch và đậy kín nắp các bể chứa nước, cũng như các vật dụng khác chứa nước. Thả cá vào các nơi như bể nước có thể giúp tiêu diệt lăng quăng, giảm nguy cơ lây nhiễm.

Loại bỏ vật liệu phế thải và nguy cơ đẻ trứng: Lật úp các vật dụng không sử dụng có thể chứa nước và là nơi lý tưởng cho muỗi đẻ trứng. Loại bỏ các vật liệu phế thải và hốc nước tự nhiên giúp ngăn chặn sự phát triển của muỗi.

Tăng cường biện pháp phòng tránh muỗi: Sử dụng màn phòng muỗi khi ngủ ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, và sử dụng các sản phẩm như bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi để đẩy lùi muỗi và ngăn chặn muỗi đốt.

Sốt xuất huyết có thể tiến triển đến tình trạng nguy kịch vào ngày thứ 4. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị biến chứng nặng và tử vong do rò rỉ huyết tương, ứ dịch, suy hô hấp, xuất huyết hoặc trường hợp nặng là suy nội tạng. Vì vậy, việc nhận biết triệu chứng sốt xuất huyết vào ngày thứ 4 là rất quan trọng để người bệnh không gặp nguy hiểm.

Xem thêm: Làm thế nào để chẩn đoán sốt xuất huyết?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.